28.8 C
Chư Sê
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho hồ tiêu

Must read

Anh Trịnh Văn Ba ở khối 11, thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, lập vườn trồng tiêu trên vùng đất khá đặc biệt – giữa đỉnh Trường Sơn – nên việc hãm nước làm bông rất vất vả do chịu khí hậu, thời tiết cả hai bên sườn “đông nắng tây mưa” và ngược lại. Nay đã có những thành công nhất định, anh chia sẻ kinh nghiệm làm bông này với cộng đồng chư sê 24h.

Chào các bạn. Chào cộng đồng chư sê 24h!

Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa
Chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho hồ tiêu

Ở vùng tôi, đất đã nghèo, trời lại khó, nên việc làm cho tiêu ra bông đối với tôi và bà con anh em trong vùng thật không dễ. Xin thưa !

Các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay là không thiếu, tóm lại tôi không bị đói nghèo về thông tin, chịu đi xa đi gần để học hỏi kinh nghiệm của nhiều người và có thừa thời gian để thử nghiệm đủ mọi cách, từ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc kích thích, nhưng kết quả nhiều năm qua quá kém cỏi. Cho tới niên vụ 2013/2014, tôi mới mạnh dạn làm theo cách này tuy kết quả chưa được như ý nhưng đã hơn nhiều năm trước, không ít trụ đạt 8kg tiêu khô trở lên.

Thưa các bạn! Cách làm này trên thực tế có rất nhiều người đã và đang làm nhiều năm năy, nhưng có thể nhiều người không biết mình đang cắt nước cho tiêu.

Theo thói quen canh tác cây lưu niên của nhà nông là : sau khi thu hoạch sẽ cuốc xới vườn, làm rãnh xung quanh tán lá, bón phân ngay và bón nhiều lần đầu, cây tiêu cũng không loại trừ. Kết quả là tiêu bị đứt một phần rễ khi cuốc, và cháy rễ khi bị bón nhiều phân hóa học.

Vườn nhà tôi có xoài, vải, nhãn … cho nên tôi không lạ gì việc cắt nước cho cây ra bông trái vụ. Sau khi đã suy sét tính toán kĩ lưỡng theo logic khoa học tôi làm như sau :

-Đầu tiên, cuốc lật đất cả vườn, để nguyên lát cuốc để phơi ải. Cách tán lá 25cm, gạt đất cuốc xung quanh tán lá thành 1 rãnh rộng khoảng 25cm, mục đích làm đứt 1 phần rễ tiêu để cắt nước.

Lật đất phơi ải nhằm giải độc cho đất, ánh nắng sẽ tiêu diệt bớt tuyến trùng và các loại nấm bệnh ở vườn, đồng thời cho các loại xác bã thực vật được vùi lấp đều vào đất làm tăng độ mùn.

-Bước tiếp theo phải làm ngay: tôi dùng Agrifos 400 + Amitage pha riêng xịt chung, xịt kĩ lên toàn bộ trụ tiêu gồm cả rãnh gốc, thân lá, mục đích là sát trùng không cho nấm bệnh và tuyến trùng xâm nhập phần rễ bị đứt và tiêu diệt tuyến trùng, rệp và 1 số loài sâu bệnh khác.

Sau thời điểm này tiêu bị ngủ cưỡng bức và phân hóa mầm hoa có gặp mưa cũng không sao, làm cách này chỉ cần 20 – 25 ngày là đủ. Sau thời điểm này rễ đã ra trắng ở những nơi rễ cũ bị đứt, và mắt tiêu bắt đầu cựa quậy, lúc này tôi bón các loại phân cần thiết vào rãnh, lấp đất, tạo bồn, tưới nước giữ ẩm, đổ gốc phân vi sinh dạng lỏng và xịt kích thích nảy mầm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần (bây giờ đã có Biosol sử dụng thì quá tuyệt). Do lúc này rễ tiêu đang non nên phân hóa học vùi vào rãnh lượng rất ít và rải đều khắp rãnh để không gây hại cho rễ. Từ thời điểm này trở đi chăm sóc bình thường, mà nhiều năm nay trên diễn đàn đã nói nhiều, đặc biệt là của anh Nguyễn Vịnh và Nguyễn Minh Vịnh.

Thưa các bạn, Thưa cộng đồng ! 

Do đất vườn được phơi ải, cắt được nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh tốt, rễ tiêu mới ra trẻ khỏe thay thế rễ già, rễ bị bệnh tật kém hiệu quả nên sản lượng vườn tiêu nhà tôi đạt kỷ lục so với mười mấy năm vừa qua. Trải qua một mùa mưa khắc nghiệt nhưng cho đến giờ, vườn tiêu nhà tôi vẫn khỏe mạnh xanh tốt nguyên vẹn. Niên vụ tới, tôi sẽ tiêp tục làm theo cách này.

Sự thật làm sao nói vậy, đôi điều chia sẻ để cộng đòng tham khảo .

Thân chào ! và chúc mọi người thành công.

Trịnh Văn Ba.

Khối 11, TT Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, Đăk Lăk.

Rate this post

More articles

1 COMMENT

  1. Cho em hỏi là tại sao lại cuốc đất ạ? Chúng ta vẫn khuyến cáo là không cuốc xới vì sẽ làm đứt rễ tiêu mà??
    Thank bác!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article