Giá cà phê Gia Lai tiếp tục giảm mạnh xuống 34,0 triệu đồng/tấn
Giá cà phê Gia Lai tiếp tục giảm mạnh xuống 34,0 triệu đồng/tấn

Trong vài ngày gần đây, giá cà phê nguyên liệu giao về các kho quanh TP.HCM cũng mất mốc 38.000 đồng/kg, giảm về 37.600 đồng/kg trong hôm nay.

Giá cà phê tại một số tỉnh ngày 5/5/2018

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua (đ/kg)
LÂM ĐỒNG
— Bảo Lộc(Robusta) 36,800
— Di Linh(Robusta) 36,700
— Lâm Hà(Robusta) 36,700
ĐẮK LẮK
— Cư M’gar(Robusta) 37,200
— Ea H’leo(Robusta) 37,200
— Buôn Hồ(Robusta) 37,000
GIA LAI
— Chư Sê(Robusta) 37,100
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa(Robusta) 37,000
KON TUM
— Đắk Hà(Robusta) 37,100
HỒ CHÍ MINH
— Robusta 37,600

 

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5/2018, trên sàn ICE Europe – London, giá cà phê Robusta trở lại xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 24 USD, lên 1.831 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 24 USD, lên 1.813 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo vẫn ổn định khoảng cách.

Tương tự, trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 0,6 cent, lên 124,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,65 cent, lên 126,7 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê Arabica tại New York bật tăng trở lại khi người Brazil giảm bán và Colombia xuất khẩu không như dự kiến.

Theo Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Cà phê (Cecafé) Brasil, cho dù báo cáo xuất khẩu tháng 3 đạt tổng cộng 1,95 triệu bao, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn rất thấp so với bình quân xuất khẩu hàng tháng 2,7 – 2,8 triệu bao và khả năng sẽ duy trì mức xuất khẩu thấp trong vài tháng nữa cho tới khi có cà phê vụ mới vào khoảng tháng Tám.

Liên đoàn Cà phê (Fedecafe) Colombia báo cáo sản lượng tháng 4 tăng 5% lên 874.000 bao và xuất khẩu tháng 4 tăng 3% lên 920.900 bao so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên so với tháng 3 vẫn giảm khi sản lượng tháng này đạt 1,04 triệu bao và xuất khẩu đạt 1,0 triệu bao. Có thể thấy mục tiêu sản lượng 15 triệu bao/năm của nhà sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao hàng đầu này vẫn còn khá xa.

Giá cà phê Robusta hồi phục là điều đã được biểu hiện qua cấu trúc giá đảo trên sàn London xuất hiện ngay đầu quý II khi Việt Nam là nhà cung ứng cà phê Robusta dồi dào nhất cho thị trường toàn cầu vào lúc này, trong khi Indonesia, Uganda liên tục xuất khẩu giảm vì nguồn hàng đã cạn kiệt.

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, ước xuất khẩu 4 tháng đầu năm đạt 691.000 tấn (tương đương 1,15 triệu bao) tuy tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại giảm 6,3% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân giảm là do tồn kho mang sang vụ mới thấp vì vụ mùa năm trước bị thất thu. Do đó, các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam cần tăng tốc giao hàng xuống tàu khi giá cả đang dần cải thiện hơn trong các tháng còn lại của niên vụ cà phê hiện nay.

Điều đáng lưu ý hiện nay là giá cà phê tại thị trường nội địa Việt Nam tuy vẫn tăng theo giá sàn London nhưng mức giá cách biệt được nhà thu mua đưa ra cũng tăng theo đã gây ra sự phàn nàn của nhiều nông dân đang còn hàng vì mức tăng không tương xứng.

Nguồn: VITIC/Giacaphe