Người dân địa phương yêu thích các loại gia vị cay đã tạo cảm hứng cho quán cà phê tạo ra đồ uống mới: cà phê cùng ớt thái lát và ớt bột.
Người dân địa phương yêu thích các loại gia vị cay đã tạo cảm hứng cho quán cà phê tạo ra đồ uống mới: cà phê cùng ớt thái lát và ớt bột.
Jingshi Coffee, một cửa hàng ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã tung ra thị trường loại cà phê latte cay vào tháng 12 năm ngoái và hiện nay đã bán được tới 300 cốc mỗi ngày, Pear Video đưa tin.
Một đoạn video lan truyền trên Douyin cho thấy nhân viên của cửa hàng cho ớt cắt lát vào cốc cà phê đá rồi rắc bột ớt lên trên đồ uống trước khi phục vụ khách hàng.
Hương vị cà phê mới này có tên là “Jiangxi Spicy Latte”, được bán với giá khoảng 20 nhân dân tệ (gần 70.000 đồng) mỗi cốc. Ở Trung Quốc, Giang Tây nổi tiếng là nơi có đồ ăn cay nhất.
Một nhân viên bán hàng cho biết: “Cá nhân tôi không nghĩ nó cay lắm. Ngược lại, nó có vị khá ngon. Cà phê không lạ như mọi người nghĩ”. Anh cho biết đã thu thập đánh giá của khách hàng về thức uống mới được bổ sung vào thực đơn và hầu hết đều nhận được những nhận xét tích cực.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi về hương vị cà phê mới này trên phương tiện truyền thông xã hội đại lục.
“Tôi bị sốc. Thật là bất thường một cách vô lý”, một người bình luận trên mạng xã hội Douyin.
“Tôi đoán bụng dạ của khách hàng có thể có vấn đề sau khi uống nó”, một người khác châm biếm.
“Thật sáng tạo. Nhưng tôi không dám thử vì sợ nó có thể gây khó chịu cho dạ dày”, một người khác nói.
Trong những năm gần đây, sự kết hợp sáng tạo giữa các hương vị cà phê đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Vào tháng 9/2023, khách hàng xếp hàng hàng giờ để mua một loại cà phê mới với rượu Mao Đài của Trung Quốc (Maotai Latte). Năm ngoái, một quán cà phê ở tỉnh Chiết Giang đã trộn trứng bác thảo nghiền và thêm vào cà phê cũng nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng cũng như có nhiều cửa hàng khác đã làm theo.
Vào năm 2021, một quán cà phê ở tỉnh Sơn Tây đã thêm giấm vào cà phê Americanos. Tỉnh này nổi tiếng về sản xuất giấm lâu năm, được người dân địa phương thích dùng làm nước chấm khi ăn.