Đường hạ cất cánh (Runway): 01 đường cất hạ cánh với độ dài là 1.829m; rộng x 36,6m.
Sân đỗ tàu bay (Apron): 11.871 m2
Năng lực:
Giờ phục vụ: 24/24h.
Cảng hàng không Pleiku có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương của thành phố Pleiku với các địa phương khác, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay quốc nội.
Bên cạnh đó khí hậu của khu vực Tây nguyên khá ôn hoà, với nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các cảng hàng không địa phương lân cận nhằm từng bước biến Cảng hàng không Pleiku thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực Tây nguyên và các tỉnh lân cận các nước ban Lào, Campuchia.
1. Vị trí sân bay Pleiku:
– Cảng hàng không Pleiku thuộc địa phận tỉnh Gia Lai, cách Thành phố Pleiku 03 km về phía Đông Bắc. Các đặc điểm cụ thể:
+ Phía Đông khu vực sân bay là đường tỉnh lộ 19, có sân bay Phù Cát cách 95 km, dãy núi Nam Trường Sơn có độ cao từ 100 – 1500m;
+ Phía Đông Bắc khu vực sân bay là xã Trà Đa, đường đi thủy điện Yaly;
+ Phía bắc sân bay là Biển Hồ.
+ Phía Nam cách sân bay 148 km là sân bay Buôn Ma Thuột.
– Những đặc điểm định hướng trong khu vực sân bay:
+ Đường bộ: Phía Tây sân bay có quốc lộ 14 cách sân bay 2 km, phía Đông Nam là quốc lộ 19 cách sân bay 8 km.
2. Quá trình phát triển sân bay Pleiku:
Ngày 18 tháng 3 năm 1975, Thành phố Pleiku được giải phóng, một bộ phận của bộ đội Quân chủng Phòng không – Không quân do đồng chí Trần Hậu Tưởng chỉ huy vào tiếp thu, quản lý sân bay. Bộ phận tiếp quản sân bay đã tổ chức thu dọn các khí tài trang bị hư hỏng, củng cố khôi phục hệ thống thiết bị kỹ thuật, điện nước, đài trạm, sẵn sàng phục vụ bảo đảm cho hoạt động bay. Tại sân bay, đầu tháng 4 năm 1975 cán bộ chiến sỹ trong sân bay đã đón Đoàn cán bộ cấp cao do đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ chính trị nghé qua thăm sân bay, trên đường vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Tưởng thay mặt đơn vị báo cáo với Đoàn tình hình sân bay và khu vực, công tác tiếp quản và công tác chuẩn bị sẵn sàng phục vụ bảo đảm bay.
Tháng 5 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng tổ chức mạng đường bay: Tân Sơn Nhất – Pleiku – Gia lâm, Gia lâm – Đà nẵng – Pleiku – Gia lâm theo lịch bay một chuyến/tuần, với những loại máy bay AN 24, YAK 40, DC4. DC6…. Vào những năm cuối thập kỷ 70, sân bay Pleiku phục vụ hàng trăm chuyến bay đưa nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây nguyên, phục vụ các chuyến bay tham gia chiến dịch truy quét bọn tàn quân, phản động Fulro và phục vụ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Ngày 28 tháng 8 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 2549/VP2 về việc tổ chức hoạt động của ngành hàng không và cho phép được bán vé hành khách, cước hàng hóa phục vụ hạn chế các đối tượng theo quy định.
Ngày 12 tháng 12 năm 1977, Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng Việt nam ký Quyết định số 1528/QĐTC về việc hoàn chỉnh biên chế tổ chức của các sân bay miền Trung, sân bay Pleiku được biên chế với 27 người, trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc. Với chức năng, nhiệm vụ phục vụ an ninh quốc phòng, phục vụ xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh Gia lai Kontum và theo yêu cầu đột xuất. Đây là những cơ sở, những tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Cảng hàng không Pleiku. Cũng trong thời gian này, các sân bay thực hiện việc chuyển chế độ từ quân nhân sang công nhân viên quốc phòng theo chỉ thị của Tổng cục nhằm ổn định tổ chức, biên chế phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ phục vụ lâu dài trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Từ năm 1980 đến năm 1990 hoạt động hàng không tại sân bay Pleiku chịu ảnh hưởng khó khăn của đất nước do hậu quả chiến tranh để lại, bên cạnh đó lại bị bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ, tình hình an ninh trật tự tại Tây nguyên có nhiều diễn biến phức tạp. Trong thời gian này hoạt động của ngành Hàng không nói chung và của sân bay Pleiku nói riêng còn nhiều hạn chế, ngành Hàng không tuy đã tổ chức bán vé và thu cước vận chuyển nhưng hiệu quả kinh doanh không phải là mục tiêu hàng đầu, phục vụ nhiệm vụ chính trị được xác định là chính.
Những năm đầu của thập kỷ 90, mặc dù hoạt động hàng không chịu ảnh hưởng sự tan dã của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu. Nhưng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó Tây Nguyên là khu vực được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hoạt động hàng không được quan tâm phát triển để phục vụ các công trình trọng điểm như: Nhà máy thủy điện Jaly, đường dây 500 KV Bắc – Nam, các dự án phát triển cây công nghiệp của các Tập đoàn kinh tế, tần suất các chuyến bay tăng dần từ 4 lần chuyến/ tuần lên 6 đến 8 lần chuyến/ tuần.
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ, Tháng 11 năm 1991 Ban lãnh đạo Hàng không khu vực miền Trung tổ chức khởi công xây dựng nhà ga hành khách mới có tổng diện tích 600 m2 và khánh thành vào dịp giải phóng Tỉnh Gia lai kontum 17 tháng 3 năm 1993, vào giờ cao điểm nhà ga có thể phục vụ được 60 l/k. Năm 1999 tiến hành sửa chữa đường băng HCC bằng bê tông nhựa.
Năm 2000 Cảng hàng không Pleiku được Quân chung phòng không – Không quân và Cục hàng không Việt Nam bàn giao quỹ đất sử dụng cho dự án xây dựng khu hàng không dân dụng mới là 56,3 ha. Ngày 15 tháng 7 năm 2001 Cụm cảng hàng không miền Trung tổ chức động thổ xây dựng khu Hàng không bao gồm: Nhà ga hành khách có diện tích tầng 1 là 1.432m2, tầng 2 là 1.140m2 phục vụ 150 l/k giờ cao điểm, sân đậu tàu bay với 3 chố đậu cho loại Bombardier, Fokker, ATR72 và 02 chỗ cho loại máy bay có trọng tải dưới 7 tấn, sân đậu ô tô có sức chứa 130 ô tô các loại. Tháng 3 năm 2003 khu Hàng không dân dụng mới chính thức đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ hành khách.
Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cục hàng không Việt nam cấp phép khai thác Hệ thống đèn hiệu của Cảng hàng không Pleiku.
Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Công ty cổ phần hàng không Mekong chính thức khai trương đường bay thương mại đến Pleiku – Gia lai với tần suất 14 lần chuyến/ tuần, nâng tần suất các chuyến bay khai thác thương mại tại Cảng hàng không bình quân 98 lần chuyến/ tuần.
Như vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20, tình hình lạm phát trong nước đang trên đà hồi phục. Cảng hàng không được sự quan tâm của Bộ giao thông Vận tải, Cục hàng không Việt nam, Ban lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng và sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân , các Sở, Ban, Ngành Tỉnh Gia lai. Cảng hàng không Pleiku đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn, tập trung phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, đưa hoạt động hàng không phát triển toàn diện.
3. Cơ sở hạ tầng:
Là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía Đông Bắc và khu vực quân sự nằm ở phía Bắc của đường cất, hạ cánh, cảng hàng không Pleiku được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, hoạt động 24/24 giờ.
3.1. Đường cất, hạ cánh:
Cảng hàng không, sân bay Pleiku có 1 đường cất, hạ cánh (CHC) với các số liệu:
– Tên gọi đường CHC: 09/27
– Hướng địa lý của đường CHC: 0940/2740
– Kích thước: 1830 m x 36 m
– Mã hiệu theo Phụ ước 14 ICAO: Code 4C.
– Toạ độ ngưỡng đường CHC:
+ Đầu 27 (mức cao 732 m): 140 00’05”.90N – 108001’49”.13E (theo hệ WGS-84)
+ Đầu 09(mức cao 742 m): 14000’09”.90N – 108000’49”.13E (theo hệ WGS-84)
– Loại mặt đường, sức chịu tải công bố :
+ Mặt phủ của đường CHC: Bê tông nhựa.
+ Sức chịu tải của đường CHC: tiếp thu và cho cất cánh các loại máy bay hạng nhẹ và hạng trung (có trọng tải cất hạ cánh từ 50 tấn trở xuống).
– Dải bảo hiểm 2 bên sườn đường CHC: 5 m bằng bê tông nhựa, tiếp đến 15 m bằng đất nện.
– Dải bảo hiểm 2 đầu đường CHC bằng bê tông nhựa, có kích thước:
+ Đầu 09: 300m x 36m
+ Đầu 27: 200m x 36m
– Các cự ly công bố:
+ Đầu 09: TORA = 1.830m, TODA = 2.030m, ASDA = 1.830m, LDA = 1.830m.
+ Đầu 27: TORA = 1.830m, TODA = 2.130m, ASDA = 1.830m, LDA = 1.830m.
(Đoạn dừng không sử dụng được do bề mặt bê tông bị hỏng).
– Dải bay (Runway strip): Kích thước 2.330m x 55m
– Lề đường cất hạ cánh: 5m bằng bê tông nhựa, tiếp đến 15m bằng đất nện.
– Đoạn dừng (Stopway):
+ Đầu 09: Kích thước: 300m x 36m, mặt đường bằng bê tông nhựa
+ Đầu 27: Kích thước: 200m x 36m, mặt đường bằng bê tông nhựa
– Khoảng trống (Clearway):
+ Đầu 09: Kích thước: 200m x 150m
+ Đầu 27: Kích thước: 300m x 150m.
* Các hạng mục của đường cất, hạ cánh cảng hàng không bay Pleiku 09/27:
– Đường CHC được nối với đường lăn chính bằng các đường lăn nhánh với tên gọi như sau: Những đường lăn nối giữa đường CHC 09/27 và đường lăn song song N5 (Tính từ Đông sang Tây) gồm có: N1, N2, N3, N4.
– Hiện tại chỉ sử dụng đường lăn N2 để lăn vào sân đỗ số 2 của quân sự, đường lăn N4 để lăn vào sân đỗ số 4 của HKDD.
– Sức chịu tải của tất cả các đường lăn là : 50 tấn .
3.2. Đường lăn củacảng Hàng không Pleiku:
Sân bay Pleiku có 1 đường lăn chính song song với đường CHC và nằm về phía Bắc có tên gọi là N5. Các số liệu:
– Kích thước: 1830 m x 18m.
– Đường CHC được nối với đường lăn chính bằng các đường lăn nhánh với tên gọi như sau: Những đường lăn nối giữa đường CHC 09/27 và đường lăn song song N5 (Tính từ Đông sang Tây) gồm có: N1, N2, N3, N4.
– Hiện tại chỉ sử dụng đường lăn N2 để lăn vào sân đỗ số 2 của quân sự, đường lăn N4 để lăn vào sân đỗ số 4 của HKDD.
– Sức chịu tải của tất cả các đường lăn là : 50 tấn .
– Khả năng tiếp thu máy bay: cho phép tiếp nhận các loại máy bay có trọng tải cất hạ cánh tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 50 tấn.
3.3. Sân đỗ tàu bay của cảng Hàng không Pleiku:
– Sân đỗ Pleiku có 4 sân đỗ nằm về phía Bắc đường CHC 09/27 được đặt tên theo thứ tự từ Đông sang Tây như sau:
+ Sân đỗ số 1 có kích thước 90m x 220m, bề mặt phủ bê tông nhựa (dùng cho quân sự).
+ Sân đỗ số 2 có kích thước 90m x 110m, bề mặt phủ bê tông nhựa (dùng cho quân sự).
+ Sân đỗ số 3 có kích thước 70m x 350m, bề mặt phủ bê tông nhựa (dùng cho quân sự).
+ Sân đỗ số 4 có kích thước 100m x 114m, bề mặt phủ bê tông nhựa (dùng cho HKDD) bao gồm 5 bến đỗ:
– Bến đỗ số 1, 2, 3 sử dụng cho tàu bay FK70, AT72 hoặc tương đương
– Bến đỗ số 4, 5 sử dụng cho tàu bay có sãi cánh từ 18m trở xuống.
4. Nhà ga hành khách cảng Hàng không Pleiku:
Nhà ga hành khách gồm một tầng trệt và một tầng lửng với tổng diện tích mặt bằng 1.500 m2. Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không, bao gồm:
+ Cửa ra tầu bay(Gater) 01
+ Quầy Thủ tục (Check – in Counters) 06
+ Băng tải hành lý (Baggagages Conveyors) 02
+ Phương tiện khẩn nguy cứu nạn:
· Xe chữa cháy (Fire Fighting Vehicles) 01
· Xe cứu thương 01
5. Dự án đầu tư cảng Hàng không Pleiku:
Qui hoạch Cảng hàng không Pleiku đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 là sân bay cấp 4C theo tiêu chuẩn của ICAO, xây dựng đường cất hạ cánh kích thước 3.000mx45m đủ khả năng khai thác thường xuyên máy bay A321 và tương đương.
6. Hoạt động cảng Hàng không Pleiku:
Hiện nay, tại Cảng hàng không Pleiku có 02 hãng hàng không trong nước khai thác thường xuyên đến 03 thành phố trong nước. Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng hàng không Pleiku tăng rất nhanh, trung bình 15%/năm với trên 3 ngàn lần chuyến tàu bay cất hạ cánh, trên 300.000 lượt hành khách thông qua ga và trên 50 tấn hàng hóa, bưu kiên tuyệt đối an toàn, với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, trật tự an toàn trên địa bàn Cảng hàng không được đảm bảo.
7. Địa chỉ phòng vé máy bay:
Phòng vé CHK Pleiku (Pleiku Airport):
Địa chỉ: 55 – Quang Trung – Pleiku – Gia lai.
Điện thoại: +84 059.3824680-3823680-3826680.
Fax: +84 059.3825096 .
Cảng Hàng không Pleiku là đơn vị thực hiện chức năng khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng không, phi hàng không, đại lý bán vé máy bay hàng đầu Gia lai-Kon tum cho tất cả cả hãng bay trong nước và quốc tế.
Vietnam Airlines:
Địa chỉ: 06B – Tăng Bạt Hổ – Pleiku– Gia lai.
Điện thoại: +84 059.3823058
Fax: + 84 059.3872443
8. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng của Pleiku:
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai. Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m.
Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh, xã Chư H’đrong), và 9 xã. Diện tích đất nội thành là 5.368,61 ha với dân số khoảng 175.820 người (10 phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 19 xã, phường.
Các phường là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa và các xã là Biển Hồ, Chư H’đrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư Á.
9. Nhà hàng, khách sạn, quán ăn gần cảng Hàng không Pleiku:
9.1. Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (4 sao) Giá phòng: 40$ -110$
Địa chỉ:01 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia Lai – điện thoại: +84 59 3718459
92. Khách sạn IALY Địa chỉ: 89 Hùng Vương, TP Pleiku, Gia lai
Điện thoại: (84-59) 3824 843
Fax: 84-59) 3827 619
9.3. Khách sạn Vĩnh Hội
Địa chỉ: 39 Trần Phú, TP.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: (84-59) 3824644
Fax: (84-59) 3871637
9.4. Khách sạn PLEIKU
Địa chỉ: 124 Lê Lợi, TP.Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: (84-59) 3824628
Fax: (84-59) 3822151