37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Cha mẹ “nghèo” trao niềm tin cho 7 người con ăn học

Must read

Cuộc sống thiếu thốn, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày là một điều thật khó khăn đối với vợ chồng anh Lê Lộc và chị Đào Phương Nữ Cẩm Linh ( thôn 3, xã Iah lốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) khi phải nuôi 7 người con ăn học là một điều thật khó khăn. Những năm qua nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trồng các loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như cây cà phê, hồ tiêu, cao su… hàng năm thu nhập của gia đình mang lại hàng trăm triệu đồng. Đến nay có thể nói gia đình anh chị đã thoát nghèo và hạnh phúc nhất khi 3 người con anh chị lần lượt bước chân vào giảng đường Đại học và 4 cháu nhỏ vẫn đang cắp sách đến trường.

Cha mẹ “nghèo” trao niềm tin cho 7 người con ăn học
Vợ chồng anh Lộc.

Sinh ra trên mảnh đất miền trung quanh năm thiên tai hạn hán, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Bằng ý chí và nghị lực, năm 1985 từ quê hương xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, TT Huế  vợ chồng anh Lê Lộc quyết định vào Gia Lai lập nghiệp với mong muốn thoát nghèo. Lúc bắt tay vào khai hoang đất đai trồng trọt, vợ chồng anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn nhưng bằng niềm tin anh chị đã vượt qua mọi chông gai để làm kinh tế, kiếm thêm một khoảng thu nhập để trang trải cho việc chi tiêu hằng ngày và nhất là phải lo cho 7 người con đang tuổi ăn, tuổi học lại càng thêm gánh nặng lên đôi vai vợ chồng anh chị.

Không chịu cảnh đói nghèo, bằng số tiền ít ỏi dành dùm từ  nhiều năm làm mướn. Năm 1991 vợ chồng anh mua được một thửa đất với diện tích 1ha (10000 m2). Lúc đầu lập nghiệp chưa có nguồn vốn để mở rộng trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao, vợ chồng anh chị chỉ trồng các loại cây hoa màu như: Đậu phụng, ngô, khoai giá trị mang lại chẳng được bao nhiêu. Đến năm 1995 vợ chồng anh chị  đã mạnh dạn khai hoang đất đai trồng 800 gốc cà phê. Kể từ đó cuộc sống gia đình phần nào được cải thiện hơn.

Nhận thấy hiệu quả mang lại từ cây cà phê rất thấp, chi phí đầu tư cao. Từ năm 2000 đến 2006 vợ chồng anh bắt tay vào việc khai hoang đất đai trồng cây Hồ tiêu. Lúc bắt tay vào trồng cây hồ tiêu vợ chồng anh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Nhờ điều kiện thiên nhiên, địa hình đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, mà những năm qua vườn cây của anh luôn xanh tốt, cây trồng cho sản lượng cao và đến nay thu nhập hàng năm mang lại từ 250 đến 350 triệu đồng.

Vườn tiêu của gia đình anh Lộc.
Vườn tiêu của gia đình anh Lộc.

Anh Lê Lộc tâm sự: “Nhờ trồng cây cà phê ,hồ tiêu…thu nhập hàng năm thu lại lợi nhuận cao, một phần nào giúp thoát được mọi khó khăn, con cái được học hành, ngoan hiền, lễ phép.”

Với mong muốn làm sao cho con có điều kiện được cắp sách đến trường, biết được con chữ, hiểu biết được cuộc sống và nhất là con ngoan hiền lễ phép với bố mẹ, ông bà. Sau này khi bước chân vào đời được trưởng thành hơn và không bỡ ngỡ với những khó khăn đầu đời. Dù hoàn cảnh có thiếu thốn như thế nào, anh chị cũng chạy ngược xuôi, vay mượn cho con cái ăn học và được đến trường như bao đứa trẻ khác.

Chị Đào Phương Nữ Cẩm Linh tâm sự: “Cũng nhờ mạnh dạn trồng xen các loại cây trồng mà vợ chồng tôi có thêm một khoảng thu nhập, kiếm thêm tiền gửi cho con ăn học, có rất nhiều khoảng từ tiền xây dựng, sách vở, áo quần, học phí… lo cho 7 đứa con vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Ba đứa đang học Đại học ở Tp Huế, còn 4 cháu vững đang học phổ thông. Cũng mong sao cho các ăn học thành tài sau này lo trang trải đầy đủ cho bản thân là tôi mừng rồi.”

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhận thức được cuộc sống khó khăn của gia đình, nhất là sự vất vả quanh năm tần tảo của bố mẹ khi nuôi 7 anh em ăn học. Sau nhiều năm miệt mài đèn sách những người con của anh chị lần lượt bước chân vào giảng đường Đại học. Đầu tiên là anh Lê Huy Hoàng ( 1991) đỗ vào Trường Đại học Khoa học Huế. Tiếp theo anh Lê Xuân Thái (1993) đỗ vào Khoa Luật – Đại học huế, và  niềm vui lại không ngừng tăng lên với gia đình anh chị khi năm 2014 em trai Lê Thanh Bình( 1995) thi đậu vào Khoa Luật – Đại học Huế.

Trò chuyện với chúng tôi em Lê Thanh Bình ngậm ngùi chia sẻ: “Em cảm thấy rất là vui và tự hào về ba mẹ đã sinh ra em, để em có được thành quả học tập ngày hôm nay. Em sẻ cố găng học tập thật tốt, để sau này có được công việc ổn định giúp đỡ ba mẹ đỡ vất vả hơn . Em xin hứa sẻ trở thành một người con ngoan của gia đình, một trò giỏi của thầy cô và một công dân tốt của xã hội”.

Có thể nói gia đình nông dân Lê Lộc không chỉ làm ăn kinh tế giỏi, mà còn là gương tốt trong việc giáo dục con cái, nhất là việc định hướng tương lai cho con có nghề nghiệp ổn định, góp phần xây dựng gia đình hiếu học trong toàn xã, thôn làng ngày càng phát triển vững mạnh. Hàng năm gia đình anh luôn được UBND xã Iahlốp công nhận là gia đình văn hóa.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article