32.2 C
Chư Sê
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Có nên phối trộn các sản phẩm vật tư nông nghiệp với nhau?

Must read

Việc phối trộn các loại vật tư nông nghiệp trong quá trình trồng và chăm sóc tiêu không hề đơn giản như nhiều bà con nhầm tưởng. Nhân sự việc vừa xảy ra ở Ia Grai – Gia Lai, tienphong có bài viết chia sẻ với bà con trồng tiêu.

Có nên phối trộn các sản phẩm vật tư nông nghiệp với nhau?
Hai loại thuốc trộn gây ra hiện tượng rụng lá

Các bạn thân mến!
Nhân đọc bài  Ia Grai: Có phải tiêu bị chết do sau khi phun thuốc trừ sâu? Tôi mạo muội đóng góp bài viết này, mong nhận được nhiều sự trao đổi tích cực.

Hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch (môi trường lỏng). Nên khi phối trộn các loại vật tư nông nghiệp với nhau có thể xảy ra các trường hợp sau:

1. Hòa tan trong nước

a. Trộn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với nhau, trộn phân bón với thuốc BVTV, trộn phân bón với phân bón: có thể xảy ra phản ứng hóa học giữa các chất. Phản ứng hóa học này tạo thành những hợp chất mới làm cho:

-Mất tính dinh dưỡng của phân bón, tạo ra chất kết tủa là những hợp chất cây không hấp thụ được.

-Mất tính trừ bệnh của thuốc, ví dụ: thuốc trừ nấm Oxyclorua đồng, khi phản ứng hóa học xảy ra, nguyên tố đồng (Cu) được thay bằng nguyên tố sắt (Fe), lúc bấy giờ thuốc này không còn khả năng trị nấm khuẩn nữa.

-Tác hại còn nhiều hơn nếu quá trình phản ứng hóa học tạo ra những hợp chất hoặc phức chất mà không thể biết được đó là những chất gì. Chúng có thể làm cháy lá, rụng trái, chết cây.

b. Trộn phân bón với các chế phẩm vi nấm hữu ích (nấm Trichoderma, Bạch cương, Hồng cương…): Vi nấm hữu ích có thể bị ức chế hoạt động hoặc bị chết vì độ pH trên 10 (quá kiềm) hoặc pH dưới 4 (quá chua).

c. Trộn thuốc trừ sâu bệnh với chế phẩm vi nấm: Vi nấm sẽ chết trong môi trường có nồng độ thuốc BVTV cao.

d. Trộn chế phẩm vi nấm với nhau: có những dòng vi nấm hữu ích đối kháng với nhau, làm cho vi nấm suy yếu hoặc chết.

e. Hòa tan phân NPK hoặc phân muối (sulphat a môn) với phân kali (KCL) để tưới cho rễ cây nhanh hấp thụ: khi khuấy tan, nghe mùi đạm hắc nồng (mùi khai) bay lên vì phản ứng hóa học xảy ra, đẩy a môn (đạm) ra khỏi những hợp chất kể trên, làm mất chất đạm trong phân. Đây cũng là nguyên nhân vô tình bón phân không cân đối.

2. Trộn sản phẩm dạng bột với nhau

Tương tự như khi khuấy phân bột vào nước, khi trộn phân bột với nhau, ví dụ phân muối vào phân kali, ta vẫn nghe mùi hắc nồng (mùi khai) của a môn, tuy phản ứng hóa học ở môi trường rắn không mãnh liệt như trong dung dịch. Nên các chuyên gia khuyến cáo khi bón vôi phải tránh bón cùng với các loại phân có gốc đạm.

3. Tình trạng chung

Có lẽ vì lý do thương mại, nên các công ty ít khuyến cáo trên bao bì về việc không nên phối hợp với các sản phẩm vật tư nông nghiệp khác. Trên thị trường có quá nhiều sản phẩm nên nhà sản xuất khó đưa ra khuyến cáo có thể phối trộn được với các sản phẩm nào, không nên pha trộn với các sản phẩm nào, hoặc nếu có thì cũng không nhiều lắm.

Ngay cả trong bộ sản phẩm của cùng một công ty, không phải mọi sản phẩm đều có thể phối trộn chung với nhau được. Đại lý muốn bán được nhiều hàng, nên thường hướng dẫn nông dân phối trộn nhiều sản phẩm với nhau trong một lần xử lý bệnh hoặc phun bón phân cho cây trồng.

Nông dân cũng hay phối trộn cho lợi công, lặp lại nhiều lần, nhiều năm… đã thành tập quán. Thường không điện thoại trực tiếp đến nhà sản xuất để tư vấn nên sử dụng sao cho hiệu quả, không gây thiệt hại. Thường hay pha thuốc quá liều, phun quá lượng (ví dụ khi phun hết vườn mà vẫn còn dư thuốc thì quay lại phun đắp lên những cây đã phun đầu tiên), nên khi phối trộn nhiều sản phẩm với nhau trong một lần phun, nếu có thì tác hại cũng tăng bội phần.

Một nguyên nhân khác nữa, khi con bệnh đã kháng thuốc thì nông dân lại tăng liều pha. Như vậy vô tình làm tăng lượng chất độc gây hại cho cây khi có phản ứng hóa học xảy ra giữa các loại sản phẩm.

Tieuphong

Rate this post
- Advertisement -

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Latest article