Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
26.3 C
Chư Sê

Già làng Rơmah Kul: “Cầu nối” giữa ý Đảng với lòng dân

 Tựa như cây đa cổ thụ, già làng Rơmah Kul đã nỗ lực chở che, dẫn dắt dân làng Dơ Nông Ó (xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vượt qua đói nghèo, vươn lên phát triển.

Già Rơmah Kul năm nay đã bước qua tuổi 80 với mái tóc bạc trắng như cước nhưng đôi mắt thì vẫn tinh anh, đôi chân còn nhanh nhẹn. Chúng tôi gặp già trong căn nhà nhỏ chứa đầy những chiếc gùi lớn bé của người Jrai. Già bảo: “Tôi mê đan lát và cồng chiêng lắm. Chúng như mạch sống của tôi vậy. Sinh ra và lớn lên ở ngôi làng này nên tôi muốn gìn giữ hết những gì tốt đẹp nhất của truyền thống cha ông cho thế hệ con cháu sau này”.

Già Rơmah Kul động viên người dân hăng say lao động sản xuất. Ảnh: Mai Ka

Già Rơmah Kul động viên người dân hăng say lao động sản xuất. Ảnh: Mai Ka

Gần 15 năm với vai trò già làng, ông Kul luôn được người dân tín nhiệm, yêu thương và trở thành chỗ dựa tin cậy của mọi người. Hơn ai hết, ông thấu hiểu những khó khăn của ngôi làng này.

“Dơ Nông Ó từng là ngôi làng đói nghèo. Trước đây, với tập quán sản xuất lạc hậu, chúng tôi chỉ biết trồng cây mì, lúa rẫy. Việc làm nông nghiệp phó mặc cho đất trời nên cái đói đeo đẳng quanh năm. Bản thân tôi buồn và trăn trở nhiều lắm.

Rồi những năm sau đó, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, cán bộ xã đưa đường lối, chính sách tiến bộ về với làng. Tôi không ngừng nỗ lực làm “cầu nối” giữa người dân với cấp ủy, chính quyền trong việc xóa bỏ tập tục lạc hậu để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của bà con”-già Kul nhắc nhớ.

Để người làng tin và làm theo, già Kul vận động con cháu trong gia đình mình tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghe theo cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước 2 vụ, trồng thêm cà phê, bắp, mì và nuôi thêm heo, bò để phát triển kinh tế. Sau đó, già Kul cùng với hệ thống chính trị của làng Dơ Nông Ó đi vận động các hộ gia đình trong làng chuyển sang làm lúa 2 vụ.

“Tin vào già làng, nhiều hộ dân đã mạnh dạn xuống giống làm lúa nước. Bản thân gia đình tôi cũng tiên phong làm theo lời già Kul để thay đổi cuộc sống. Trước đây nhà tôi cũng nghèo lắm, không đủ lúa gạo ăn trong năm.

Nhưng từ khi trồng 7 sào lúa nước, 5 sào mì, 5 sào cà phê, nuôi thêm heo, bò… gia đình tôi đã thoát được đói, nghèo và có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-anh Rơmah Blôm (làng Dơ Nông Ó) chia sẻ.

Khi người dân đã bắt đầu thay đổi tư duy tiến bộ, già Kul nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để làng “bắt nhịp” với phong trào xây dựng nông thôn mới. Già vận động mọi người chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng đường giao thông của làng để bà con đi lại dễ dàng, thuận tiện giao thương, sản xuất.

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, năm 2021, làng đã làm mới 1 km đường giao thông nông thôn; triển khai xây dựng nhà văn hóa của làng với kinh phí 377 triệu đồng, trong đó, người dân đóng góp 14 triệu đồng.

Để bộ mặt của làng sạch-đẹp, già Kul thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con đào hố xử lý rác sinh hoạt, từ bỏ thói quen xả rác tùy tiện; trâu bò, heo gà… phải làm chuồng trại nuôi nhốt cách biệt với nhà ở, chất thải chăn nuôi được tận dụng làm phân bón cho cây trồng…

Làng Dơ Nông Ó hiện có 252 hộ với 1.084 khẩu. Cả làng có 378 ha đất sản xuất nông nghiệp. Nghe lời già Kul, người dân không ngừng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cho cây cà phê, mì và lúa nước. Cùng với đó, bà con còn chăn nuôi gần 3.000 con gia súc, hơn 2.000 con gia cầm.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơ Nông Ó Rơmah Klơng-cho biết: “Khi đời sống kinh tế ổn định, người làng rất phấn khởi. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 100%. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của làng còn 31% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Chúng tôi tin rằng, với sự góp sức của “đại thụ” Rơmah Kul, làng mình sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp hơn nữa”.

Già Kul dạy lớp cháu con cồng chiêng, đan lát... Ảnh: Mai Ka

Già Kul dạy lớp cháu con cồng chiêng, đan lát… Ảnh: Mai Ka

Để dân làng không bị cuốn vào những tập tục lạc hậu, già Kul cùng ban nhân dân thôn, các đoàn thể trong làng tuyên truyền, vận động bà con duy trì và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Jrai. Cùng với đó là xây dựng và phát triển đội cồng chiêng của làng; dạy thanh niên biết đan lát, tạc tượng…

Trong câu chuyện với chúng tôi, già Kul trăn trở: “Với vai trò “cầu nối” của người có uy tín, mình hy vọng làng luôn được chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư về đường, điện, vốn vay, khoa học kỹ thuật… để người dân được tiếp thêm động lực siêng năng làm kinh tế, chăm lo cho con cái học hành thành đạt, vững tin vào Đảng, chính quyền”.

Ông Dương Duy Hùng-Chủ tịch UBND xã Kông Htok-cho biết: Già làng Rơmah Kul là “đầu tàu” gương mẫu ở địa phương. Già là “cầu nối” của các cấp chính quyền để truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Nhờ vậy đời sống người dân có những bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua từng năm. Già Kul cũng là người có rất nhiều đóng góp cho làng Dơ Nông Ó trong công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên phát triển kinh tế, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img