37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Hè đến, tiêm ngừa thủy đậu ngay cho bé mẹ ơi!

Must read

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, do siêu vi khuẩn Varicella – Zoster gây ra chính là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.

Thời tiết oi nóng của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh như  sởi, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay – chân – miệng, thủy đậu v.v. bùng phát. Trong đó, bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, do siêu vi khuẩn Varicella –Zoster gây ra chính là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em.

Cơ chế bùng phát thành dịch của bệnh thủy đậu

Hè đến, tiêm ngừa thủy đậu ngay cho bé mẹ ơi!
Hè đến, tiêm ngừa thủy đậu ngay cho bé mẹ ơi!

Là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em, thủy đậu bùng phát nhiều nhất trong mùa hè, độ ẩm trong không khí cao, vi rút dễ lây lan. Nếu tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sẽ phát bệnh sau 10-14 ngày với những mụn nước nổi ở khắp đầu, mặt, thân và tay chân. Tốc độ nổi mụn nước của thủy đậu tiến triển rất nhanh, có thể phủ kín toàn thân chỉ trong vòng 12-24 giờ.

Bên cạnh mụn nước, bệnh cũng có những triệu chứng khác như sốt nhẹ, biếng ăn, đau đầu và nôn mửa, các nốt rạ sẽ dần khô, và bong vảy sau 7 – 10 ngày.  Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, hoặc có nốt đậu bị bội nhiễm thì các mụn nước sẽ có mủ và kéo dài hơn, có khả năng để lại sẹo.

Thủy đậu là một căn bệnh phổ biến mùa hè bởi tỷ lệ lây nhiễm của căn bệnh này là rất cao. Trẻ em có thể dễ dàng bị nhiễm thủy đậu thông qua đường hô hấp khi hít phải vi rút trong không khí nếu gần đó có người nhiễm thủy đậu hắt hơi, chảy mũi, hoặc ho. Việc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh, hoặc qua quần áo, đồ vật, khăn trải  giường có dính dịch tiết từ mụn nước  cũng là nguồn lây nhiễm bệnh.

Đáng chú ý, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh ngay cả khi tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu lúc chưa phát bệnh hay khi đã khỏi bệnh. Vi rút Varicella vẫn có khả năng lây nhiễm trong 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên.

Khi nhiễm bệnh,  thủy đậu có thể làm nhiễm trùng da, nặng hơn là vi trùng có thể qua đường mụn nước xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa đến tính mạng; một số biến chứng khác có thể gặp như  viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não v.v. Trẻ cũng có thể mặc cảm về ngoại hình của bản thân khi lớn lên với những vết sẹo thô kệch, xù xì do mụn nước để lại.

Dù vậy, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa lường hết được mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan rất nhanh của bệnh thủy đậu. Họ cho rằng, thủy đậu là một căn bệnh lành tính, tự phát và tự hết, lại hiếm khi gây tử vong nên đã không chú trọng những biện pháp phòng ngừa bệnh.

Cha mẹ cần làm gì để đối phó với bệnh thủy đậu?

Hiện nay, cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Song với tâm lý xem nhẹ căn bệnh, nhiều người vẫn chần chừ, chỉ đến lúc bệnh bùng phát thành dịch mới đưa con đi tiêm vắc xin. Khi đó, khả năng phòng ngừa bệnh đã giảm hơn vì có nguy cơ trẻ đã tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Hơn nữa, việc tiêm ngừa tăng đột biến ngay trong tâm dịch cũng có thể làm thiếu hụt nguồn vắc xin ở các cơ sở y tế, dẫn đến việc trẻ không được tiêm ngừa kịp thời và nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

TS. BS Cao Hữu Nghĩa – Trưởng khoa Lam – Viện Pasteur TP. HCM cho biết, để phòng ngừa thủy đậu, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa bé đi tiêm vắc xin ngay cả khi dịch chưa bùng phát. Theo khuyến cáo của Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trẻ em từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Việc chủng ngừa này ngoài tác dụng phòng chống bệnh thủy đậu còn góp phần tránh được một biến chứng khác về sau là bệnh zona (giời leo).

Tiêm ngừa sớm vừa giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, dính sẹo, không phải mất thời gian nghỉ học dưỡng bệnh, vừa chung tay ngăn chặn dịch thủy đậu lây lan nhanh chóng trong môi trường làm việc và học tập.

Để góp phần đẩy lùi dịch bệnh cho cộng đồng, và nhất là phòng ngừabệnh thủy đậu cho chính con em mình, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến Viện Pasteur, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, các bệnh viện nhi, hoặc trung tâm y tế địa phương gần nhất để được tư vấn và tiêm ngừa sớm.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article