Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
29.5 C
Chư Sê

Huyện Chư Sê vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế huyện Chư Sê (Gia lai) đã khép lại năm 2015 rất thành công khi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất tăng 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu hồ tiêu, phát triển hạ tầng đô thị là những lĩnh vực ghi lại dấu ấn rõ nét nhất cho sự thành công của kinh tế Chư Sê.

Huyện Chư Sê: Vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai

Thương hiệu “hồ tiêu Chư Sê” trở thành niềm tư hào của người Tây Nguyên

Tăng trưởng vượt kế hoạch

Theo báo cáo mới nhất của HĐND huyện Chư Sê, tổng giá trị sản xuất năm 2015 trên địa bàn (theo giá cố định 1994) là 2.498 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 114,3% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng 14,3%. Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp đạt 924 tỷ đồng, chiếm 36,98%; công nghiệp-xây dựng 796 tỷ đồng, chiếm 31,86%; thương mại-dịch vụ là 778 tỷ đồng, chiếm 31,16%. Thu ngân sách tại địa bàn gần 132 tỷ đồng, đạt 276,26% kế hoạch tỉnh giao và 171,70% kế hoạch HĐND huyện giao. Tỷ lệ hộ nghèo còn 8,09%, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân đạt 39,8 triệu đồng/người/năm, đạt 100,25% kế hoạch…

Trong những năm qua, Chư Sê đã thực hiện tốt công tác đầu tư quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, điện chiếu sáng và các công trình khác được quan tâm đầu tư đúng mức. Đến nay, UBND huyện Chư Sê đã tập trung xây dựng các công trình trọng điểm qua đó nâng cấp thị trấn Chư Sê thành đô thị loại VI và phấn đấu thành thị xã vào năm 2017.

Huyện Chư Sê: Vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai

Hạ tầng đô thị của Chư Sê đang ngày càng được hoàn thiện

Điều đáng nói, trong khi các địa phương khác trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thì Chư Sê lại có những bước phát triển bền vững. Theo ông Nguyễn Hồng LinhChủ tịch UBND huyện Chư Sê, trong những năm qua, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương. Đặc biệt, huyện đã chú trọng vào việc thu hút đầu tư trong cả nước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản vốn được xem là thế mạnh. Đến nay, đã có rất nhiều dự án lớn đến Chư Sê đầu tư như nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (TP. HCM), Công ty Sản xuất Cà phê-Hồ tiêu chất lượng cao, Công ty Cà phê Tây Nguyên, nhà máy chế biến rác thải phục vụ cho nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận…

Tự hào thương hiệu “hồ tiêu Chư Sê”

Chưa sánh được về vị thế cà phê, chè so với một số nơi, nhưng Chư Sê lại tự hào về với thương hiệu hồ tiêu. Những vườn tiêu xanh ngút tầm mắt, có vườn đến vài nghìn trụ tiêu, các kho tiêu ngào ngạt mùi thơm cay nồng. Về Chư Sê nghe những người nông dân say sưa kể chuyện hồ tiêu khiến nhiều người thèm muốn. Hiện hồ tiêu Chư Sê có mặt ở 79 quốc gia, vượt các nước có nghề trồng tiêu truyền thống như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… Ngày 28/12/2007, đánh dấu mốc khi “Hồ tiêu Chư Sê” đã chính thức trở thành thương hiệu hồ tiêu đầu tiên của Việt Nam. Đây là một trong những lý giải về sự thăng hoa của hồ tiêu năm 2014: Lần đầu tiên xuất khẩu VN vượt ngưỡng 1 tỷ USD, duy trì vị thế 14 năm hàng đầu thế giới về xuất khẩu.

Công đầu làm nên thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” chính là những nông dân tại đây. Ngay từ buổi đầu, họ đã không quản ngại du nhập các giống tiêu từ Phú Quốc, Vĩnh Linh… về sàng lọc, nhân lên, tự hình thành thương hiệu cho mình. Cùng với đó, các cơ quan chức năng của huyện từng bước khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, xây dựng quy trình kỹ thuật chọn giống, qua đó giúp sản phẩm hồ tiêu phát triển bền vững.

Huyện Chư Sê: Vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai

Bạt ngàn hồ tiêu làm nên thương hiệu ” Hồ Tiêu Chư Sê”

Hiện nay huyện Chư Sê có gần 3.000 ha hồ tiêu, với trên 2.000 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Ngoài những sản phẩm như tiêu đen, tiêu trắng, tiêu bột… Chư Sê cũng là huyện đầu tiên của cả nước tìm ra quy trình chế biến tiêu đỏ từ những hạt chín và được đánh giá đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị xuất khẩu cao.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê và cao su cũng được xem là cây trồng chủ lực của huyện từ nhiều năm nay. Với gần 9.000 ha cây cà phê và 7.700 ha cây cao su được đưa vào khai thác có hiệu quả. Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi cũng được phát huy hiệu quả, giúp cho kinh tế của huyện có những chuyển biến mạnh mẽ. Hiện tổng đàn gia súc của huyện là 67.653 con, đạt 100,15% kế hoạch huyện, so với cùng kỳ năm trước bằng 107,81%. Tổng đàn gia cầm là 61.180 con, đạt 100,01% kế hoạch huyện.

Thành quả từ nền nông nghiệp giúp Chư Sê vươn mình khẳng định vị thế là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.

Tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

Tại kỳ họp lần thứ 11 HĐND huyện Chư Sê khóa VIII, tập thể lãnh đạo huyện cho biết dù còn nhiều khó khăn nhưng Chư Sê vẫn mạnh dạn đặt những mục tiêu xa hơn trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 11.173 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế bình quân 7,68%, thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu đạt 375 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương 3.235tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2-3%/năm theo tiêu chí mới…

Đối với cây công nghiệp được xem là thế mạnh của Chư Sê như: hồ tiêu, cà phê, cao su… huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo đầu tư, giữ vững ổn định diện tích và tăng năng suất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Cụ thể, cây cao su giữ ổn định đến năm 2020 đạt 7.67 ha, cà phê 9.272 ha, tiêu 2.491 ha, điều 105 ha.

Về chăn nuôi, tập trung đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu đạt 370 con, đàn bò đạt 30.000 con, đàn heo đạt 45.000 con. Trong đó, các xã, thị trấn đều có trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn.

Huyện Chư Sê vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai
Huyện Chư Sê vươn lên khẳng định vị thế kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai

Chư Sê phấn đấu trở thành Thị xã vào năm 2017

Để đạt được những thành tựu này, ông Nguyễn Hồng Linh – Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho biết : “ Trong thời gian tới, huyện tập trung vào một số giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội ngành nông-lâm nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; tăng cường đưa giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trong đó tập trung thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã điểm của huyện có điều kiện hoàn thành trong năm 2015. Tăng cường quản lý, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để tăng sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất sản phẩm cơ khí. Đồng thời, tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo việc làm mới và giải quyết việc làm.”

Hà Chính – Tuấn Anh

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail