Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
22.3 C
Chư Sê

Lau dọn bàn thờ tổ tiên đúng cách

Trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, bàn thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vào dịp cuối năm, một trong những việc cần làm để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán chính là lau dọn bàn thờ. Trong quan niệm của người Việt Nam từ xa xưa, bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất nên việc dọn dẹp cũng cần có quy trình riêng, không giống như các khu vực khác.

Hiện nay nhiều gia đình thường chờ đến ngày 23 Tết ông Công, ông Táo mới tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ. Thậm chí, có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác với quan niệm “chân hương càng nhiều, càng phát tài lộc”. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA – đây là quan niệm sai lầm và có phần mê tín dị đoan.

Để bảo đảm sự thành kính, người dọn dẹp bàn thờ cần tắm rửa và thay quần áo sạch, sau đó thắp một nén hương để xin phép thần linh, tổ tiên được lau dọn bàn thờ chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới.

Khi lau dọn ban thờ, cần chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng máy hút bụi để làm sạch các hạt bụi trong ngóc ngách.

Dân gian còn cho rằng bát hương bị di chuyển tức là bị “động”, hoặc có thể bị chuyển sang hướng xấu. Để giữ bát hương cố định trong quá trình lau dọn bàn thờ cuối năm, gia chủ nên dùng một tay giữ, tay còn lại dùng khăn lau. Trường hợp vẫn phải xê dịch thì nên khấn xin, sau đó đưa bát hương về lại vị trí ban đầu.

Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng hoặc nước thảo dược, khăn gạc lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi đã vệ sinh bát hương xong cần đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa.

Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi đốt. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

Bỏ hoặc thay hoa đã héo, tàn. Thay nước ở các bình hoa và nước cúng; thay chum gạo muối (nếu có).

Sau khi lau dọn xong, bạn đặt lại đồ thờ lên ban thờ, thắp hương khấn xin thỉnh thần linh, gia tiên trở về, báo cáo là tín chủ đã xong việc.

Nếu gia đình đang đặt ban thờ gia tiên cùng ban thờ Phật hay ban thờ Mẫu thì cần tách riêng. Trong đó, ban thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

Theo chuyên gia phong thủy, không được bày lên ban thờ đồ giả (hoa giả, quả giả…) hoặc những thứ không liên quan đến thờ cúng. Bàn thờ chính là nơi thuộc về thế giới thiêng liêng nên chỉ được bày những đồ sạch sẽ, tinh khiết như hương, hoa, quả, tránh đặt mâm lễ mặn. Mỗi gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ để đặt mâm cúng bên dưới.

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img