Thứ năm, Tháng mười 31, 2024
25.2 C
Chư Sê

Sân vận động Chư Sê tiền tỉ dành để… thả bò

Dù thường xuyên đi xin vốn trung ương nhưng tỉnh Gia Lai vẫn đầu tư nhiều công trình tiền tỉ mà không sử dụng được, gây lãng phí lớn…

Thủ phủ hồ tiêu Chư Sê có sân vận động bề thế tọa lạc trên mảnh đất vàng rộng lớn của huyện. Người dân cho biết nhiều năm nay, sân vận động này rất ít khi hoạt động nên xuống cấp trầm trọng, cỏ dại mọc um tùm. Người dân ở gần đó vì thấy xót của nên đã tận dụng làm bãi chăn bò.

Huyện Ia Grai cũng có một sân vận động được đầu tư vào năm 2003, tổng trị giá 1,7 tỉ đồng với diện tích hơn 1 ha, nằm trên trục đường chính của thị trấn Ia Kha. Hiện giờ nó cũng được dân địa phương mang bò vào thả…

Trao đổi với chúng tôi, ông Lý Kỳ Chung, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao huyện Ia Grai, cho biết dù được đầu tư tiền tỉ nhưng chất lượng công trình rất kém, không đảm bảo để thi đấu môn bóng đá. Từ ngày công trình hoàn thành, nơi đây chỉ tổ chức được vài hoạt động như Hội khỏe Phù Đổng, đại hội thể dục thể thao, các ngày lễ lớn của huyện… rồi để không.

Sân vận động tiền tỉ dành để… thả bò
Bò nhởn nhơ gặm cỏ trên sân vận động Chư Sê. Ảnh: LQL

“Mặc dù cổng sân vận động không đóng nhưng cũng chẳng có người nào vào chơi. Đã thế, mỗi năm huyện còn phải tốn hơn 50 triệu đồng để trả lương cho người chăm sóc sân và tiền nước tưới cho cỏ” – ông Chung cho hay.

Còn Ia Pa là huyện nghèo nhất tỉnh song năm 2011 vẫn đầu tư công trình nhà thi đấu đa năng với diện tích gần 1.500 m 2 , tổng kinh phí xây dựng gần 2,5 tỉ đồng. Từ đó đến nay ở sân mới chỉ tổ chức được một vài giải thi đấu thể thao cấp huyện, không có không khí tập luyện hay bất kỳ câu lạc bộ thể dục thể thao nào hoạt động.

Nguyên nhân của việc này thì ai cũng rõ, bởi dù đã được thành lập từ hơn 10 năm nay nhưng trung tâm huyện Ia Pa (chưa có thị trấn) cũng chỉ có vỏn vẹn mười mấy hộ dân sinh sống. Còn cán bộ công tác tại trung tâm hành chính huyện hầu như có nhà ở thị xã Ayun Pa. Họ đều sáng đi chiều về, không ai ở lại.

Theo ông Lý Kỳ Chung, để khắc phục tình trạng lãng phí trên, huyện cần cho chủ trương xã hội hóa thể thao như huyện Đức Cơ đã làm rất thành công. Cụ thể, huyện Đức Cơ đã có chủ trương cho doanh nghiệp tư nhân thuê đất có đóng phí trong diện này.

“Doanh nghiệp tự bỏ tiền túi nên sẽ đầu tư có trọng điểm, không ngừng cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của người dân, do đó rất hiệu quả. Chứ cứ để như hiện tại thì Nhà nước ngoài chẳng thu được đồng nào mà còn tốn kém tiền duy tu bảo dưỡng, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị” – ông Chung nêu quan điểm.

Tỉnh nghèo nhưng lại lãng phí lớn

Về thực trạng trên, một cán bộ Sở Tài chính tỉnh Gia Lai thừa nhận trừ TP Pleiku ra, hầu như huyện, thị xã nào của tỉnh cũng có công trình thể thao được đầu tư tiền tỉ nhưng khai thác không hiệu quả. Đây thực sự là một sự lãng phí rất lớn trong khi tỉnh còn nghèo.

“Do Sở mới chỉ lập đề án về việc cập nhật tất cả công sản trên địa bàn tỉnh nên hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể về việc này” – vị cán bộ nói.

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail