33.8 C
Chư Sê
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Ứng dụng thành công các biện pháp trừ dịch hại trên cà phê

Must read

Ứng dụng thành công các biện pháp trừ dịch hại trên cà phê – Sau một thời gian nghiên cứu, ngành Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk đã xác định được các loại dịch hại trên cây cà phê và đưa ra các giải pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm giúp người trồng cà phên nâng cao năng suất, chất lượng sản lượng cà phê và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng thành công các biện pháp trừ dịch hại trên cà phê
Ứng dụng thành công các biện pháp trừ dịch hại trên cà phê

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngành đã phát hiện 16 loài dịch hại, tập trung ở 12 họ của 6 bộ côn trùng, trong đó có những loài sâu hại thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, gây tác hại kinh tế nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng quả cà phê. Các loại dịch hại này chủ yếu là rệp sáp mềm xanh, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ, rệp muội, sâu đục thân, mọt đục cành, thân, đục quả cà phê.

Ngành Bảo vệ thực vật tỉnh cũng nghiên cứu xác định được 16 loài thiên địch, tập trung ở 10 họ của 6 bộ côn trùng. Những thiên địch chủ yếu được phát hiện trên vườn cà phê là bọ mắt vàng, bọ mạch nâu, ruồi ăn rệp và một số loài nhện.

Qua thử nghiệm thành công, ngành Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại thuốc như Supracide 40ND, Cymerin 25EC có hiệu quả cao trong phòng trừ các loại rệp sáp hại quả, rệp sáp mềm xanh hại cây cà phê; đồng thời mở các lớp hướng dẫn người trồng cà phê ứng dụng rộng rãi chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (dùng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài dịch hại) trên cây cà phê, giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí đầu tư, đạt hiệu quả kinh tế cao và hạn chế được sự gây hại của các loài dịch hại trên cây, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, giảm ô nhiễm môi trường.

Những năm gần đây, ngành Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cũng đã nghiên cứu, điều tra, phân tích, xác định được 2 loài ve sầu hại cà phê tại Đắk Lắk có tên khoa học là: Dundubia spiculata noualhier và loài Meimuna sp thuộc tộc Dundubiini, họ Cicadidae, bộ Hopmoptera.

Mật độ ấu trùng ve tập trung nhiều ở tầng đất 20-70 cm (là tầng đất tập trung nhiều rễ tơ của cây cà phê). Sau khi thử nghiệm một số loại thuốc sinh học phòng trừ ấu trùng ve sầu, các cán bộ kỹ thuật đã xác định loại thuốc sinh học Metavina 90DP có nguồn gốc từ nấm Metahizium đạt hiệu quả nhất (tiêu diệt đạt hiệu quả trên 70%) lại ít gây ô nhiễm môi trường để phổ biến rộng rãi cho người trồng cà phê sử dụng.

Rate this post
- Advertisement -

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Latest article