37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp

Must read

Polyme hấp thụ nước là sản phẩm có khả năng giữ được trên 100g nước/1g polyme khô. Sản phẩm này được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh, làm phụ gia chống thấm trong xây dựng, sản xuất hoa khô, đệm chống thấm….

Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp
Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp

Trong nông nghiệp, nó được sử dụng để giữ ẩm và cải tạo đất, vận chuyển cây trồng đi xa, sử dụng cùng phân bón và phụ gia cho cây trồng trong chậu. Với khả năng lưu giữ được một lượng nước lớn, hút và nhả nước nhiều lần, sử dụng polyme hấp thụ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chống hạn cho cây trồng và giữ ổn định sinh thái đất.

Việc đưa polyme hấp thụ nước vào đất còn làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón do các ion trong thành phần phân bón có thể khuyếch tán vào các lỗ xốp của mạng lưới polyme hoặc liên kết với các nhóm – COO của axit acrylic (nhờ các liên kết phối trí, lực hút tĩnh điện…) và cung cấp dần cho cây trồng, nhờ đó phân bón không bị rửa trôi nên không gây ô nhiễm môi trường nước.

Thử nghiệm sản phẩm polyme hấp thụ nước trên cây cà phê và trên cây chè tại tỉnh Lâm Đồng:

Năm 2005 Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã tiến hành thử nghiệm trên cây cà phê ở huyện Di Linh, với liều lượng 200g và 300g polyme/01 gốc cà phê. Kết quả cho thấy khả năng giữ ẩm rất tốt, giữ được trong đất trên 11 tháng, cây chịu hạn rất tốt so với đối chứng tại địa phương phải tưới 3 đợt trong mùa khô.

Năng suất tăng so với đối chứng 20% sản lượng, hạt to, bóng, tỷ lệ 2 nhân/quả cao. Trong mùa khô phải tưới 3 đợt chi phí: 15.000đ/cây, nếu bón sản phẩm polyme giữ nước của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt sẽ giảm giá thành 50% đỡ tốn công tưới.

Viện cũng đã tiến hành thử nghiệm trên cây chè tại Thị Xã Bảo Lộc, với liều lượng 3kg polyme/01 hàng chè (diện tích 01 hàng chè: 64m2). Cây chè phát triển tốt, không có hiện tượng héo, năng suất tăng 20 – 25% so với đối chứng, làm tăng giá trị trong mùa khô 140 – 150% (giá chè búp tươi mùa khô cao hơn mùa mưa). Sau mùa khô cây chè phục hồi nhanh và cho búp nhiều, nhanh hơn một tháng so với không sử dụng sản phẩm polyme giữ ẩm.

Từ những thử nghiệm trên cho thấy cần khuyến cáo sản phẩm polyme giữ nước rộng rãi trên thị trường để nhân dân sử dụng, nhất là các vùng không có hệ thống thuỷ lợi. Vì sản phẩm polyme có thể dùng trong cải tạo đất, duy trì nước và dinh dưỡng cho cây nhờ nước có sẵn, giảm sốc cho cây và các ảnh hưởng khác do khô hạn.

Sản phẩm này giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lượng nước và tần suất tưới tiêu và bón phân. Sản phẩm này dùng cho cây lâu năm, cây ngắn ngày, cây dài ngày và cây kiểng.

Giới thiệu kỹ thuật ứng dụng sản phẩm polyme giữ ẩm vào mùa khô đối với cây cà phê kinh doanh tại Lâm Đồng:

Lượng polyme sử dụng bón cho 01 gốc cà phê từ 200g – 300g. trước khi bón cho cà phê ta tiến hành phối trộn polyme với đất mùn hoặc đất bột theo tỷ lệ 1,5 – 2g polyme/01kg đất. Nếu trong thời gian khô hạn thì cho vật liệu trương nước, ngâm vật liệu vào nước trong thời gian khoảng 4 – 6 tiếng sau đó trộn đều với đất.

Hỗn hợp này được rải đều xung quanh gốc cà phê theo đường kính tán và được phủ trên lớp dễ mặt của cây ở độ sâu 20 cm, sau đó lấp lên trên hỗn hợp (polyme + đất) 1 lớp đất dày 10cm. Thời gian tiến hành rải hỗn hợp (polyme + đất) vào cuối mùa mưa (thời điểm chỉ còn một hoặc vài trận mưa cuối mùa) để tận dụng được những trận mưa cuối cùng giúp cho hạt polyme giữ được nước tối đa và hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. thời gian tốt nhất vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch.

Bài viết được cung cấp bởi: Sở NN-PTNN tỉnh Lâm Đồng

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article