37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Bón các chất trung, vi lượng cho cà phê

Must read

Trên thực tế việc trồng cà phê ở Việt nam cho thấy, ngoài việc bón ba chất đa lượng cơ bản cho cây trồng như đã nói ở những bài trước, nhà nông cần phải quan tâm bón đủ các chất trung, vi lượng cho cây mới mong có một mùa cà phê năng suất cao, chất lượng tốt được. Đối với vùng đất đỏ bazan của Tây Nguyên thì việc này cần phải chú trọng hơn nữa.

Quy trình bón phân cho cây cà phê giai đoạn kinh doanh

4 Nguyên tắc trong sử dụng phân bón

Bón các chất trung, vi lượng cho cà phê
Bón các chất trung, vi lượng cho cà phê

Bên cạnh việc bón ba chất đa lượng cơ bản cho cây trồng là Đạm (N), Lân (P), và Kali (K), cây cà phê còn rất cần những chất trung, vi lượng khác nữa. Đặc biệt đối với vùng đất Tây nguyên, nơi chuyên canh cây cà phê lớn nhất của nước ta, do đặc điểm của quá trình hình thành đất đỏ bazan nên các chất trung, vi lượng thiếu khá nhiều. Vì thế muốn tăng năng suất và chất lượng của cà phê thì bà con cần phải chú ý để bón bổ sung cho cây.

Qua thăm dò nhiều nhà vườn ở Đak Lak, nhận thấy bà con ta vẫn chưa chú ý đúng mức về các chất trung, vi lượng và việc bón phân cũng không theo qui trình có tính khoa học mà theo kinh nghiệm, thói quen ước chừng hay giá cả thị trường là chính. Đợt 1 bón phân đơn thì đợt 2 bón phân trộn và đợt 3 quay lại phân đơn, nghĩa là bón xen kẻ, thay đổi để “có chất này chất khác” một cách cảm tính. Vì thế bà con cần có nhận thức hợp lý và đúng đắn hơn.

1.Các chất trung lượng : Là những chất mà cây cà phê cần khá nhiều như Canxi (CaO), Magiê (MgO), Lưu huỳnh (S),

-Canxi (CaO) : Sau Đạm, Lân và Kali thì Canxi là chất cây cà phê hút nhiều nhất, do trong đất vốn có nhiều nên bà con ít chú trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lượng Canxi cây lấy đi của đất gần gấp 3 lần Lân nên cần chú trọng bón trả để nâng cao độ pH, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Thực tế đất đai ở Tây nguyên lại rất nghèo chất Canxi và Lưu huỳnh.

Canxi được bón thông qua việc bón Vôi (Vôi từ đá vôi tốt chứa khoảng 90% CaO, Vôi sò chứa khoảng 50% CaO), phân Super Lân (chứa khoảng 30% CaO), phân Lân nung chảy (chứa khoảng 38% CaO).

Theo kinh nghiệm nếu đã bón phân đơn thì chỉ cần khoảng 300 – 400 kg vôi/ha/năm. Bón phân trộn thì nhiều hơn khoảng 1,5 lần.

-Magiê (MgO) : rất cần cho sự quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chắc hạt, chống chọi tốt với mùa khô hạn. Cây hấp thu khá đáng kể, cần khoảng bằng một nửa Canxi.

Magiê được bón thông qua bón phân Lân nung chảy (chứa khoảng 18% MgO), Dolomite (chứa khoảng 10-18% MgO), Magiê Sulphate (chứa khoảng 15% MgO).

Theo những nghiên cứu và kinh nghiệm thì cần bón từ 60 – 80 kg MgO/ha/năm là đủ.

-Lưu huỳnh (S) : Thiếu Lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng cà phê rất rõ. Lượng Lưu huỳnh cây cà phê hút rất thấp so với các chất trung lượng khác nhưng rất cần thiết. Do đất Tây nguyên quá thiếu nên phải chú ý để cung cấp.

Theo những nghiên cứu và kinh nghiệm thì cần bón khoảng 40-60 kg S/ha/năm là đủ.

Lưu huỳnh được bón thông qua phân Đạm SA (Sulphate Amonium – chứa khoảng 24% S), phân Super Lân (chứa khoảng 14% S), phân Lân nung chảy (chứa khoảng 12% S) hoặc trong một số phân trộn có chứa hàm lượng S.

Đối với các chất trung lượng, ta thấy Canxi và Magiê là 2 chất ít bị rửa trôi hơn Lưu huỳnh và mức bón, tùy theo năng suất cà phê, như dự kiến ở trên đã gồm cả sự tiêu hao và hệ số hấp thu của cây.

2.Các chất vi lượng : Là những chất cây cà phê cần rất ít như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)…

Đối với các chất vi lượng thì mỗi năm nên phun cho cà phê 4-5 lần dung dịch chứa Axit Boric (0,3%) và Kẽm Sulphate (0,6 – 0,8%). Đồng (Cu) được bón dưới dạng thuốc trừ bệnh rỉ sắt Oxychloride hay Đồng Sulphate trộn nước Vôi phun để trừ sâu là đủ cho nhu cầu của cây. Các chất khác được xác định là cần thiết nhưng luôn sẵn có dồi dào trong tự nhiên, không cần phải bón cho cây.

Ngoài phần cây hút, ta còn cần phải bù đắp cả phần mất đi do rửa trôi, xói mòn, bay hơi hoặc do các quá trình hóa học khiến các chất này không còn nằm chung quanh vùng rễ cây hấp thu được. Để bảo đảm canh tác bền vững thì mức bón tối thiểu phải bù đắp đủ sự hao hụt của các chất này trong đất.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article