Thứ năm, Tháng mười 31, 2024
25.2 C
Chư Sê

Cần phải cân nhắc trước khi trồng cây mắc ca

Diện tích trồng mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng.

Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.
Trồng 14 năm không ra trái
Hiện vườn cây của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có 6 ha trồng xen với cây cà phê, 4 ha trồng thuần nhưng tất cả đều rất ít trái. Những cây ước tính đạt 3-4 kg quả rất ít, còn lại chỉ có mấy chục trái. Ngoài ra, trái lớn bằng đầu ngón tay cũng rụng nhiều.

Cây giống mắc ca ở Tây Nguyên đang được lùng mua, đẩy giá lên cao

TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết: Từ năm 2012, viện đã bắt đầu trồng thử nghiệm nhiều loại giống mắc ca trên diện tích 10 ha tại TP Buôn Ma Thuột và một số diện tích khác ở các huyện trong tỉnh Đắk Lắk. Tại diện tích trồng ở Buôn Ma Thuột, cây cho trái nhiều nhất chỉ đạt 10 kg/cây, còn những cây không ra trái hoặc cho khoảng 0,2-0,3 kg/cây chiếm tỉ lệ lớn.

Cần phải cân nhắc trước khi trồng cây mắc ca
Cần phải cân nhắc trước khi trồng cây mắc ca

Trong khi đó, tại huyện Krông Năng – nơi được xem có điều kiện phù hợp nhất tỉnh Đắk Lắk cho cây mắc ca sinh trưởng, phát triển – cây cũng đậu trái rất ít. Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh ở xã Phú Lộc, huyện Krông Năng hiện có 50 cây mắc ca trồng xen cà phê sang năm thứ 6; năm ngoái cho thu hoạch được khoảng 100 kg hạt; năm nay ra hoa rất nhiều nhưng đậu trái rất ít.

Cạnh nhà bà Thanh, vườn mắc ca của gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên được xem là mô hình điểm, thường xuyên đón các đoàn công tác về thăm nhưng thực tế cho thấy sản lượng không đạt hàng chục kg/cây như lời đồn thổi. Vườn mắc ca này ra hoa rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái rất thấp. Sau khi ra trái, có những thời điểm trái rụng xanh gốc.

Theo ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, khí hậu Đắk Lắk nhìn chung không phù hợp với cây mắc ca. Giống cây này sinh trưởng, phát triển trong nhiệt độ lý tưởng từ 18-24 độ C nhưng ở Đắk Lắk nhiệt độ rất cao, chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn. Bên cạnh đó, mùa ra hoa của cây mắc ca thường trúng vào mùa gió, ảnh hưởng đến quá trình đậu trái.

Mắc ca trồng ở Đắk Lắk đã nhiều năm, có nơi trồng 14 năm rồi nhưng không ra trái. “Mắc ca ra hoa nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái rất thấp nên chúng tôi đã khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng mắc ca để tránh những hậu quả về sau” – ông Thành nói.

Cần phải cân nhắc trước khi trồng cây mắc ca
Cần phải cân nhắc trước khi trồng cây mắc ca

Đừng tưởng dễ làm giàu

Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk thì toàn tỉnh chỉ có 110 ha mắc ca nhưng thực tế, diện tích mắc ca đã tăng lên rất nhiều và sẽ tăng đột biến vào mùa mưa năm nay.

Tại xã Phú Lộc, nhiều hộ dân đã trồng hàng chục hecta mắc ca ngoài quy hoạch. Bà Nguyễn Thị Thanh cho biết sau khi thu hoạch 50 cây trồng xen, năm ngoái gia đình bà đã trồng thêm 1.000 cây mắc ca trên rẫy. Hiện nhà bà đang phá bỏ 4 ha cao su, chờ mùa mưa xuống sẽ trồng mắc ca. Gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên cũng đang chuẩn bị xuống giống trên diện tích hơn 5 ha cây cao su vừa phá bỏ. Cũng theo anh Nguyên, năm nay, gia đình đã ươm hơn 20.000 cây giống nhưng không đủ bán vì trong thôn có rất nhiều người trồng mắc ca.

Theo ông Hoàng Phương, người quản lý vườn ươm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, thời gian gần đây có rất nhiều người đến hỏi cây giống mắc ca. Hiện vườn có hơn 40.000 cây giống nhưng đã được đặt mua hết.

Bên cạnh đó, khu vực xung quanh Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên có hơn 100 cơ sở kinh doanh cây giống nhưng nhiều cơ sở “cháy hàng” mắc ca. Một chủ cơ sở trên đường Nguyễn Lương Bằng tiết lộ mặc dù chưa đến mùa mưa nhưng từ đầu năm tới nay, cơ sở đã bán được hơn 2.000 cây giống với giá 60.000 đồng/cây.

Theo TS Trần Vinh, sau hơn 10 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm cho thấy mắc ca là loại cây khó tính. Nếu chọn được loại giống tốt, trồng ở khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp thì chưa chắc đã thành công vì loại cây này dễ mẫn cảm với các điều kiện sinh thái thay đổi.

Về hiệu quả kinh tế, ông Vinh cho rằng đừng nên “đao to, búa lớn” gọi là “cây tỉ đô” mà hãy xem đây là loại cây nếu làm đúng sẽ cho thu nhập khá hơn cây cà phê. Chẳng hạn, nếu làm tốt, sản lượng mắc ca sẽ đạt 2 tấn/ha. Với giá thị trường trung bình khoảng 60.000 đồng/kg, người trồng sẽ thu được khoảng 120 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, thu về khoảng 80 triệu đồng. Trong khi đó, 1 ha cà phê nếu đạt khoảng 4 tấn nhân thì thu được 160 triệu đồng nhưng chi phí đầu tư cao hơn nên người trồng chỉ lời được khoảng 60 triệu đồng.

“Chúng tôi khuyến cáo người dân không vội chặt bỏ các loại cây trồng khác để trồng mắc ca mà nên trồng xen canh vào các vườn cây để cho thêm thu nhập” – TS Trần Vinh nói.

Khuyến cáo nông dân thận trọng

Tại Đắk Nông, trước tình hình người dân ồ ạt trồng cây mắc ca, ngành nông nghiệp tỉnh đã phải khuyến cáo nông dân không được trồng đại trà. Theo ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tỉnh đã quy hoạch phát triển mắc ca chỉ riêng tại huyện Tuy Đức. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro, sở đã khuyến cáo nông dân trồng xen canh với các loại cây nông nghiệp.

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail