Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
25 C
Chư Sê

Cây tỷ đô: bàn chuyện cây mắc ca với ông Nguyễn Lân Hùng

Sau khi bài “ Cây mắc ca – Huyền thoại hay ngộ nhận” của GS. Nguyễn Tử Siêm đăng trên các báo và chuse24h cũng đã đăng lại toàn văn theo email do chính Giáo sư gởi, thì trên báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng đã đăng bài phản biện của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với tiêu đề “Trồng ‘cây tỷ đô’: Xin hầu chuyện GS Nguyễn Tử Siêm…

Hôm nay Ban Quản Trị chuse24h nhận được bài của GS Nguyễn Tử Siêm phản hồi về ý kiến đã đăng trên báo Nông Nghiệp VN, để rộng đường dư luận cũng như được nghe tiếng nói từ hai phía của hai vị Giáo sư, chúng tôi xin đăng toàn văn bài của GS. Nguyễn Tử Siêm như sau:

Sau bài viết của tôi “ Cây mắc ca – Huyền thoại hay ngộ nhận”, ông Nguyễn Lân Hùng có bác bỏ một số điều, tôi xin bàn thêm mấy điểm sau:

1) Tôi viết:” mắc ca nhân giống bằng chiết ghép…”. Dùng cụm từ này tôi muốn nói gọn thuật ngữ ”nhân vô tính” tức là: chiết, ghép, hoặc cấy mô cũng được. Ông Hùng đề nghị: “ta nên bỏ bớt chữ “chiết” đi”. Tôi đồng ý, và cũng nhắc rằng không dưới 1 lần ông đã hướng dẫn cho bà con nông dân chiết. Ví dụ: “mắc ca có rất nhiều giống và nhiều cách nhân giống: nhân bằng hạt, nhân bằng cành giâm, nhân bằng cách chiết, ghép…” . Vậy ông nên có lời tự đính chính lại với bà con.

Cây tỷ đô: bàn chuyện cây mắc ca với ông Nguyễn Lân Hùng
Cây tỷ đô: bàn chuyện cây mắc ca với ông Nguyễn Lân Hùng

2) Tôi viết: ”… sau ít nhất 7 – 10 năm mới cho thu hoạch kinh tế, điểm hòa vốn khá chậm và nếu trồng bằng cây thực sinh sẽ không cho quả”. Ông cho rằng “không chính xác”, vì “nhiều bà con mới trồng 5 – 6 năm đã có được thu hoạch rất khá, gia đình vươn lên trông thấy”. Lưu ý ông là “thu hoạch khá” không luôn luôn đồng nhất với thu hoach kinh tế (tức có hiệu quả) và năng suất vụ bói trên diện hẹp mà ông nói chưa thể coi là “vươn lên” chắc chắn. Bây giờ đang là lúc bán hạt giống, cây giống, bán thành phẩm mắc ca với giá cả “loạn xạ”, chưa có cơ sở để khuyên người trồng yên tâm hưởng lâu dài.

3) Về trồng xen với cà phê, ông viết “Dân đánh giá rất tốt”. Có thể có vài hộ, không nên nhân danh dân. Nên nhớ đã có những cây bơ, quế, sầu riêng,…nhằm thay thế muồng đen, muồng lá khế, keo dậu (những cây che bóng đã lọc lựa mấy chục năm nay) đều làm cho cả 2 cây (cà phê và cây bóng) không ra gì; khẳng định này không thiếu trên truyền thông. Còn trồng xen để mắc-ca diệt cà phê thì câu chuyện lại khác, nhiều hộ vẫn không dám phiêu lưu như vậy và không nên hối thúc họ thay thế.

4) Ông viết: “mắc ca sẽ góp phần cân đối lại nguồn nước”. Hãy lắng nghe các ý kiến khác: “Mắc-ca cần nước quanh năm, mùa nắng phải đủ nước tưới; nếu không nắng hạn làm rụng hoa nghiêm trọng. Khi  thiếu nước năng suất rất thấp, hạt nhỏ không đạt chuẩn tăng vọt. Mây và mưa dầm làm vỏ hạt dầy lên, nhân nhỏ lại. Nếu khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả.…” (Phan Văn Danh, PCT Hội doanh nhân Việt kiều tại Úc).

5) Ông cho rằng tôi thiếu thông tin khi viết: “… đến nay vẫn chưa có một bộ giống chuẩn về cây mắc ca”.  Vậy ông hãy đọc ông Cao Chí Công (Tổng cục Lâm nghiệp); Phạm Đồng Quảng (Cục Trồng trọt); Trần Vinh (Viện NCNLN Tây Nguyên); và “tại khu vực Tây Nguyên, nông dân đã trồng rất nhiều giống mới có hiệu quả thực tế cao, nhưng không hiểu sao lại chưa được công nhận chính thức” (Nguyễn Đình Hưởng, LienVietPostBank) để biết và khuyến cáo chính xác cho bà con.

6) Tôi không tham vọng đưa ra ý kiến lớn bổ ích cho bà con, chỉ mong giảm bớt thiệt hại nhỡ vướng cái vòng “chặt-trồng-chặt”. Mắc-ca  có triển vọng, nhưng cũng không miễn nhiễm với triệu chứng này. Khi khuyếch trương phân khúc sản xuất, nên nhớ rằng các công ty đa quốc gia đang nắm đằng chuôi là giống và sản phẩm cuối cùng.  Vì thế, mắc-ca Việt Nam phải làm chủ cả chuỗi giá trị mới chắc ăn được, sinh kế của hàng triệu người, không thể đem ra làm phép thử.

7) Sau bài viết của mình, tôi tìm thấy sự đồng điệu trong các ý kiến sau: “về mặt khoa học cây mắc ca cũng chưa rõ ràng” (Phạm Đồng Quảng”; “phải có nghiên cứu đầy đủ về cây mắc catrước khi có những thông tin quảng cáo rầm rộ” (Đào Thế Anh); “phải trồng khảo nghiệm rộng khắp để có một bộ giống chuẩn” (Trần Vinh); “chưa có cơ sở để khẳng định quĩ đất trồng mắc ca ở Tây Nguyên là 200.000 ha và tính hiệu quả của mắc ca thì hiện tại chưa có thể khẳng định được điều gì” (Cao Chí Công); v.v.  Quảng cáo nên dựa trên cơ sở khoa học và đi sau khoa học.

Đưa thêm 1 cây vào hệ thống nông nghiệp là hay, tăng tính đa dạng và tính cạnh tranh của nông sản Việt, nhưng tính hiệu quả và bền vững của nó đòi hỏi phải thận trọng.

GS. Nguyễn Tử Siêm

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img