Thời gian qua, nhiều cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng cách kênh thông tin mạng xã hội như: facebook, zalo…
Tiếp nhận thông tin người dân qua facebook về đường từ xã Ia Siêm vào Chư Rcăm (huyện Krông Pa) vừa làm xong, chưa nghiệm thu đã hư hỏng, Ban ATGT Gia Lai đã xuống kiểm tra và chỉ đạo xử lý
để nắm bắt phản ánh của người dân. Tại Gia Lai, các thành viên Ban ATGT tỉnh cũng đã dùng mạng xã hội để thu thập hiệu quả thông tin ATGT trên địa bàn.
Thông tin ATGT từ mạng xã hội
Trung tuần tháng 4, một người dân tại huyện huyện Krông Pa phản ánh trên facebook tình trạng con đường từ Ia Siêm vào Chư Rcăm vừa làm xong, chưa nghiệm thu đã hư hỏng. Tiếp nhận thông tin, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã cử cán bộ chuyên trách khảo sát thực tế và nhận thấy, thông tin trên facebook là có thật. Ngay sau đó, Ban ATGT tỉnh đã có thông tin tới Sở GTVT để Sở đề nghị huyện Krông Pa và đơn vị thi công phải khắc phục tình trạng hư hỏng, nếu không Sở GTVT sẽ không cho phép nghiệm thu.
Tháng 3, trên facebook có thông tin về cây cầu gỗ từ trung tâm huyện Chư Sê đi vào xã Ia Hlop bị hư hỏng, mất ATGT. Tiếp nhận thông tin, ngày 23/3, Ban ATGT tỉnh trong lúc làm việc ở huyện Chư Sê đã tranh thủ đi kiểm tra, thấy thực tế có trùng khớp với thông tin trên facebook, đã đề nghị địa phương khắc phục hư hỏng. Chỉ một ngày sau, huyện Chư Sê đã nhanh chóng xử lý hư hỏng cây cầu gỗ, đảm bảo cho người dân đi lại.
Ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT , Phó ban thường trực Ban ATGT tỉnh Gia Lai nhìn nhận, mạng xã hội là một kênh thông tin đa chiều giúp ích cho việc nắm bắt thông tin phản ánh của nhân dân, giúp các thành viên Ban ATGT và người dân có sự tương tác hữu hiệu hơn.
Trước đó, một thành viên Ban ATGT tỉnh Gia Lai nhận đượctin nhắn zalo của một người dân phản ánh về tình trạng dùng xe “quá đát” đưa đón học sinh. Ban ATGT tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, gồm: Sở GD&ĐT, Sở GTVT và Công an tỉnh Gia Lai kiểm tra 77 xe ô tô đưa đón học sinh trên địa bàn. Đoàn đã phát hiện có 12 xe thay đổi thiết kế ghế ngồi; 30 xe hoạt động không đăng ký kinh doanh, hai xe hoạt động có giấy phép kinh doanh nhưng không có phù hiệu; 7 xe không có bình chữa cháy, một xe hết hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 6 xe mua bán nhưng chưa sang tên đổi chủ, một xe hết hạn kiểm định an toàn kỹ thuật; 20 xe không niêm yết tên và số điện thoại chủ sở hữu trên phương tiện; 29 xe hoạt động không ký hợp đồng vận chuyển đưa đón học sinh giữa chủ xe và nhà trường.
“Việc xe ô tô đưa đón học sinh mà không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thiếu sự giám sát quản lý từ phía địa phương sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nếu xảy ra TNGT thì hậu quả không biết sẽ như thế nào. Vì vậy, Ban ATGT đã chỉ đạo cơ quan chuyên ngành yêu cầu các nhà trường, chủ phương tiện phải cam kết sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đúng quy định”, ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT , Phó ban thường trực Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết.
Linh hoạt tiếp nhận thông tin
Ông Phạm Hiếu Trình, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết, việc nắm bắt thông tin phản ánh của người dân đến Ban thời gian qua rất nhiều cách như: Điện thoại, nhắn tin, gửi thư hoặc trực tiếp đến tận Ban để phản ánh. Tuy nhiên, gần đây mạng xã hội ngày càng phát triển, nên người dân đã sử dụng cách này phản ánh tới Ban ATGT như một kênh thông tin nhanh, tiện dụng, hiệu quả. Qua zalo, facebook, viber… người dân dễ dàng gửi không chỉ thông tin mà cả hình ảnh, video kèm theo.
“Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân, Ban ATGT tỉnh đều khẩn trương xác minh sự việc, tham mưu chỉ đạo xử lý dứt điểm, có phản hồi tích cực nên người dân rất tin tưởng”, ông Trình nói.
Ông Trình cho biết thêm, lãnh đạo Ban ATGT tỉnh Gia Lai vừa đề nghị Sở Tài chính tham mưu văn bản trình lãnh đạo phê duyệt để mua 5 máy tính bảng (loại nhỏ cầm tay) giao cho các lãnh đạo thường trực Ban ATGT quản lý, sử dụng. Các máy tính bảng này nhằm mục đích tiếp nhận, cập nhật thông tin từ phản ánh của người dân từ facebook, zalo… Về kinh phí thực hiện chi trả cước hàng tháng do Ban ATGT tỉnh trích kinh phí hoạt động thực hiện.
Vĩnh Yên