Thứ năm, Tháng mười 31, 2024
25.2 C
Chư Sê

Kon Tum đề nghị chia đủ số đất còn thiếu

Kon Tum vừa đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ và UBTV Quốc hội giải quyết “tranh chấp” đất đai, chia đủ số diện tích đất còn thiếu.

Thông tin trên tờ Tuổi trẻ cho biết, số còn thiếu được tỉnh Kon Tum yêu cầu chuyển bốn xã giáp ranh gồm Đắk Krong, Kon Pne, Ia Khươl, Ia Phí về để Kon Tum quản lý.

Đề nghị này từng nhận được sự từ chối của Bộ Nội vụ. Theo đó từ năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có kết luận không đồng ý với yêu cầu của tỉnh Kon Tum, đề nghị hai tỉnh giữ nguyên hiện trạng địa giới hành chính.

Mặc dù vậy giữa năm 2014 UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục gửi văn bản lên các bộ ngành để được phân chia lại.

Vấn đề này đã được thường trực HĐND tỉnh Gia Lai lấy ý kiến cho người dân vùng “tranh chấp” giữa hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Theo đó ngày 13/7/2015, NĐND tỉnh Gia Lai cho biết, kết quả đợt lấy ý kiến của người dân “vùng tranh chấp” cho thấy 100% dân đều đồng ý giữ nguyên hiện trạng để ổn định cuộc sống, tập trung sản xuất và sinh hoạt văn hóa; không đồng ý thay đổi địa giới hành chính tránh những xáo trộn, phiền phức phát sinh.

Ngay sau đó thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổng hợp ý kiến người dân báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và UBND hai tỉnh.

HĐND tỉnh Gia Lai cũng cho biết, sẽ đề nghị Quốc hội, UBND tỉnh Gia Lai đính chính lại số liệu diện tích tự nhiên cho khớp với ranh giới hành chính của hai tỉnh thời điểm được chia tách.

Khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi từng nảy sinh tranh luận giữa 2 địa phương về quyền quản lý . Ảnh: NLD
Khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế là nơi từng nảy sinh tranh luận giữa 2 địa phương về quyền quản lý . Ảnh: NLD

Việc tranh chấp địa giới hành chính từng xảy ra ở nhiều địa phương. Điển hình là câu chuyện của Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị.

Đó là kể từ khi sau năm 1975 nhiều người dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến khu đất thuộc xã Phong Thu và Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế sinh sống. Gần 40 năm trôi qua, hàng trăm hộ dân này vẫn sống trong tình cảnh đất ở bên này mà người của bên kia.

Cho đến ngày 22/11/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc giải quyết ranh giới tranh chấp giữa 2 tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị.

Theo đó, Thừa Thiên – Huế chuyển giao xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) về huyện Đakrông (Quảng Trị) và Quảng Trị bàn giao các thôn Tân Lập, Phú Xuân, Phú Kinh Thượng và một nửa thôn Câu Nhi Phường (thuộc xã Hải Chánh của huyện Hải Lăng) cho Thừa Thiên – Huế.

Dù Trung ương và 2 tỉnh họp nhiều lần và cũng đã thực địa nhưng bế tắc vì chính quyền và người dân xã Hồng Thủy không chịu về huyện Đakrông, dân của một nửa thôn Câu Nhi Phường cũng không muốn về Thừa Thiên – Huế.

Hậu quả là hàng trăm người dân ở khu vực tranh chấp địa giới giữa 2 tỉnh sống trong cảnh thiếu đất sản xuất, giấy tờ nhà đất không được cấp.

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail