Thứ Ba, Tháng Chín 3, 2024
22.1 C
Chư Sê

Phân bón ‘nửa dơi, nửa chuột’ tràn ngập thị trường, sao không bị xử lý?

Ngoài sự buông lỏng quản lí do kém hiểu biết hoặc cố tình lờ đi sai phạm, cũng phải nhìn nhận thực tế là lỗ hổng, bất cập vẫn còn nhiều tại phần quy định về phân trung vi lượng, phân bón khác trong các Nghị định như 113, 191 trước đây, Nghị định 202 của Chính phủ về quản lí phân bón mới đây. Lỗ hổng trong các nghị định này là xếp chung phân bón và chất cải tạo đất vào cùng danh mục./ Phân bón ‘nửa dơi nửa chuột’ tràn ngập Tây Nguyên
Phân bón 'nửa dơi, nửa chuột' tràn ngập thị trường, sao không bị xử lý?
Phân bón ‘nửa dơi, nửa chuột’ tràn ngập thị trường, sao không bị xử lý?

Không phải phân bón, không ra chất cải tạo đất, bao bì nhập nhèm, vi phạm hàng loạt các quy định của Chính phủ về quản lí phân bón và nhãn hàng hóa mà vẫn bày bán tràn lan, công khai nhiều năm qua, thậm chí có sản phẩm còn được đóng cả dấu hợp quy… Thế mà vẫn không bị xử lí.

Mất tiền oan

Là vựa cây công nghiệp XK của Việt Nam với ba sản phẩm chủ lực cà phê, cao su, hồ tiêu, thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, khu vực Tây Nguyên gồm Đăk Lăk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng mỗi năm tiêu thụ hàng triệu tấn phân bón, giá trị lên tới cả tỉ USD.

Đặc biệt, chia sẻ từ các nhà khoa học và qua tài liệu nghiên cứu đã công bố, đất Tây Nguyên có tính chua và rất thiếu trung, vi lượng nên từ nhiều thập niên qua nông dân đã biết sử dụng các sản phẩm phân lân có tính kiềm giàu trung, vi lượng.

Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ phân lân còn rất lớn cộng với cơ hội “ngàn năm có một” khi các nghị định về quản lí phân bón liên tục thay đổi trong mấy năm trở lại đây, từ 113 đến 191 và nay là 202 vô tình đã tạo kẽ hở khi công nhận nhóm phân bón mới là trung vi lượng, phân bón khác, nhưng chưa có quy chuẩn tiêu chuẩn và phương pháp thử đi kèm.

Thế là thời gian ngắn, các DN sản xuất phân bón rất thông minh, nhạy bén khi ào ạt tung ra thị trường các sản phẩm phân bón “nửa dơi nửa chuột” như lân vôi – canxi – magie – silic – super lân vôi… nhưng thực tế là chất cải tạo đất.

Bởi nếu chỉ bằng phương pháp nghiền đá vôi, dolomite, quặng secpentin, quặng apatit, đất sét, cao lanh, cát… thành bột, rồi phối trộn đóng vào bao đã trở thành phân bón trung, vi lượng như nhiều DN đang làm hiện nay thì cần gì phải đầu tư hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng xây dựng các nhà máy sản xuất phân lân hay DAP cho tốn kém.

Thực tế, bản thân trong quặng apatit loại 1, loại 2, loại 3 có sẵn hàm lượng lân tổng số từ 12 – 34 %; cát có tới 70% silic, quặng secpentin lên tới 44% silic tổng số, magie tổng số ≥ 32%; đá vôi chứa 80 – 90% canxi tổng số; trong quặng dolomite magie, silic tổng số cũng lên tới hàng chục %…

Nhưng, nếu chưa qua công nghệ chế biến để chuyển thành dạng hữu hiệu cây trồng dễ dàng hấp thụ được, các nguyên liệu trên vẫn chỉ là chất cải tạo đất.

Kém hiểu biết hoặc cố tình lờ đi?

Vi phạm đã rõ như ban ngày, tại sao các sản phẩm “nửa dơi nửa chuột” đó có thể tìm thấy ở bất kỳ đại lí phân bón nào tại Tây Nguyên mà không bị xử lí? Trách nhiệm đầu tiên thuộc Cục Quản lí thị trường (Bộ Công thương) và Chi cục QLTT 5 tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài sự buông lỏng quản lí do kém hiểu biết hoặc cố tình lờ đi sai phạm, cũng phải nhìn nhận thực tế là lỗ hổng, bất cập vẫn còn nhiều tại phần quy định về phân trung vi lượng, phân bón khác trong các Nghị định như 113, 191 trước đây, Nghị định 202 của Chính phủ về quản lí phân bón mới đây.

Lỗ hổng trong các nghị định này là xếp chung phân bón và chất cải tạo đất vào cùng danh mục.

Bên cạnh đó, các đại lí phân bón cũng tiếp tay cho các DN cuốc xẻng bán hàng kém chất lượng. Đa phần người trồng cà phê, hồ tiêu, cao su tại Tây Nguyên mua chịu phân bón đến lúc thu hoạch sản phẩm. Do phụ thuộc kinh tế nên bà con phải chấp nhận dùng phân bón theo “tư vấn” của đại lí bảo lãnh.

Đặc biệt, hầu hết DN phân bón cuốc xẻng đều áp dụng chính sách bán hàng ký gửi kho, tiền thanh toán sau, nhưng lợi nhuận chiết khấu cao hơn sản phẩm của DN lớn, uy tín hàng chục lần nên nhiều đại lí bị tiền làm mờ mắt.

Chủ đại lí phân bón ở xã Ea Tu, TP Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk chia sẻ, bình thường bán 1 bao phân của DN lớn chỉ được lãi 5.000 – 6.000 đồng, nhưng bán của các DN ít tên tuổi được chiết khấu tới 30.000 – 40.000 đồng/bao 50 kg. Anh không ngại giấu diếm mà nói thẳng, có cơ hội là anh bán sản phẩm có lợi nhuận cao hơn.

Chuyên phân phối các sản phẩm phân bón uy tín của các DN lớn, song chủ đại lí phân bón Toan Hoa ở thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai tâm sự, rất nhiều DN đến đại lí chào hàng với chính sách ưu đãi không thể tốt hơn.

Tuy nhiên, khi yêu cầu cung cấp các giấy tờ hợp lệ, đa phần họ chỉ dám ký hợp đồng dưới dạng cung cấp nguyên liệu, song phân bón chuyển đến lại dưới dạng đã thành phẩm nên nhiều đại lí đã bị xử phạt oan vì mánh khóe, chiêu trò này.

Quá trình khảo sát hàng loạt đại lí phân bón tại 5 tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi thấy rất nhiều sản phẩm phân bón “nửa dơi nửa chuột” được đóng dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm. Không hiểu dấu hợp quy đó thật hay giả?

Nếu thật cần phải xem lại chuyên môn, năng lực của các đơn vị được chỉ định kiểm nghiệm, phân tích cũng như địa phương, ban ngành nào đã cấp chứng nhận hợp quy cho những sản phẩm này.

Đọc nhiều

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Cách tắt tính năng gây khó chịu trên iPhone: Contact Sharing

Nếu anh em đã cập nhật iPhone của mình lên iOS 17 thì...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail