Anh đã không muốn tranh cãi nhiều về vấn đề này vì nói ra người ta lại bảo ếch ngồi đáy giếng. Nhưng một số bạn tự cho mình là học trường công lập hẳn hoi lên mạng gây chiến trước. Đầu tiên là những bài chê sinh viên trường RMIT. Ừ thì các bạn chê trường đó, cũng chẳng liên quan đến anh, anh không muốn nói lại, với lại cũng bận lắm, chả có thời gian để viết.
Ấy vậy mà mấy bạn không chịu dừng lại, tiếp tục gây chiến với các trường dân lập. Anh học dân lập chính gốc đây, giờ đã đi làm. Hơn 6 năm nay sống và làm việc, chưa một lần bị bạn bè đồng nghiệp miệt thị, vậy mà hôm nay anh nghe được câu: “Sinh viên dân lập cũng đòi lên mặt dạy đời”. Bản tính anh hiền nhưng cũng không thể ngồi im được nữa.
Những hành động như thế này là của sinh viên trường công lập, đầu vào điểm cao hàng top Việt Nam đấy.
Đầu tiên các bạn đưa ra là điểm đầu vào mấy trường dân lập thấp. Mấy em trường công lập cứ nói đầu vào điểm cao nhưng lại lầm tưởng mình thông minh. Điểm cao và thông minh là hai chuyện khác nhau. Xin lỗi chứ nghe giọng văn là biết của mấy đứa sinh viên, miệng còn hôi sữa chưa trải nghiệm trường đời.
Trường đời người ta chỉ chấp nhận người làm được việc, không phải như mấy đứa vào cơ quan nhà nước, suốt ngày trình bảng điểm. Anh đi làm 6 năm nay chưa có sếp nào hỏi ngày xưa ở trường em được mấy điểm. Người ta chỉ nói, chị/anh giao em dự án này, em khẳng định làm được hay không. Và câu trả lời là có/không. Và nếu đã nói có mà làm không được thì đừng có trách tại sao, và đừng do cái này, do cái kia.
Còn sinh viên công lập ư, suốt ngày đề án trên giấy. Mấy đứa lính của anh ngồi uống cà phê đứa nào cũng khoe bảng điểm cũng cao ngút trời, nào là sinh viên xuất sắc, vậy mà bảo làm gì cũng không được. Viết bản kế hoạch thì sai chính tả lia chia. Máy móc như trong trường, dài như tiểu thuyết, không đi đúng trọng tâm. Cái anh cần là những việc thiết thực chứ không phải lý thuyết suông.
Ai bảo dân lập thất nghiệp đầy đường, lấy dùm số liệu xác thực cho anh coi. Anh chỉ cần coi chồng hồ sơ toàn loại giỏi của mấy đứa tốt nghiệp trường công nổi tiếng ở Việt Nam xếp trong góc phòng kia là đủ biết (vì bí mật công việc nên anh không thể show ra) . Anh chả phải thù oán gì với sinh viên trường đó, nhưng cách nói chuyện lúc đầu đã không ưa rồi. Mở miệng ra là thánh tướng mà làm như mèo mửa. Hết 2 tháng thử việc là thanh toán lương, mời em về ôm tấm bằng để gặm nhấm kỷ niệm.
Đó là chưa kể vì mấy trường công học phí thấp, lương các thầy cô bèo bọt nên sinh ra đủ chuyện. Những chuyện như thầy giáo gạ tình đổi điểm. hay dẫn thầy đi nhậu để lấy lòng, hoặc thậm chí đút phong bì cho thầy giáo hầu hết chỉ xảy ra ở trường công lập. Các thầy cũng toàn cơ cấu, cha truyền con nối nên trình độ chẳng có, kiến thức nông cạn, lạc hậu. Cuối cùng chả truyền được cho các em cái gì, chỉ được cái chiêu trò, quay cóp, thủ đoạn là giỏi.
Còn trường dân lập ư, xin lỗi chứ thầy cô khó khăn lắm mới ký được hợp đồng, loe ngoe một cái là đuổi thẳng cổ nên thầy nào cũng lo dạy tốt. Đó là chưa kể vì học phí cao nên người ta đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất, tiền lương giảng viên. Vậy nên học ra học, chẳng bao giờ có chuyện mua điểm. Thầy trò có dẫn nhau đi nhậu thì đa phần là thầy bao chứ trò chẳng bao giờ phải chung.
Nói vậy cho mấy đứa biết, đừng quá hão huyền sinh ảo tưởng. Tương lai mấy đứa không nằm ở tấm bằng đâu, quan trọng là kỹ năng thực tế. Nên chui ra khỏi cổng trường và nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Ở đó còn nhiều điều mà đến thầy cô các em cũng không biết đâu. Ráng lên nhé.
@Phố Núi Khởi Nghiệp