23.3 C
Chư Sê
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Gia Lai

Must read

Những năm gần đây, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, tình trạng mất cần bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Gia Lai đang là vấn đề đáng quan tâm của ngành y tế địa phương. Vậy, tình trạng này hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân và giải pháp nhằm khống chế và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh?

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Gia Lai
Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Gia Lai
Một lớp học mầm non tai TP. Pleiku

Thăm một nhóm trẻ của Trường Mầm non Họa Mi, TP Pleiku, nhìn qua chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng bé trai nhiều hơn bé gái. Đây không phải là trường hợp cá biệt mà hiện nay ở nhiều trường học, lớp học, cấp học trên địa bàn, tỷ lệ học sinh nam vẫn nhiều hơn học sinh nữ.

Cô Ngô Thị Bích Trâm, Giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, TP Pleiku nói: “Là một giáo viên đứng lớp, tôi thấy trong những năm gần đây tình trạng mất cân bằng giới tính đã xảy ra. Như lớp của tôi thì số bé nam nhiều hơn bé nữ không đáng kể, nhưng tôi thấy hầu hết các lớp khác đều xuất hiện tình trạng bé nam nhiều hơn bé nữ”.

Gia Lai là một tỉnh còn nghèo, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh chưa ở mức báo động nhưng qua bảng tổng hợp theo dõi tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm gần đây của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh cho thấy, chênh lệch giới tính khi sinh ở tỉnh ta là khá cao, ở mức 108 bé trai/100 bé gái.

Bà Đinh H’Nghĩa, Phó GĐ Sở y tế, Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Gia Lai cho biết: “Tỉnh ta là một trong những tỉnh có mức sinh tương đối cao. Nêm việc sinh con trai hay con gái là việc chúng ta cần điều chỉnh. Đang trên đà này, nếu chúng ta không kiểm soát được thì việc mất cân bằng giới tính sẽ là vấn đề đáng quan tâm hiện nay”.

Một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu về mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh ta là số đông người dân vẫn có tư tưởng trọng nam, trong gia đình phải có người thờ cúng tổ tiên, “nối dõi”, do đó, phụ nữ phải có “trách nhiệm” sinh con trai. Nhiều cặp vợ chồng nhận thức chưa đầy đủ về quy mô gia đình 1-2 con. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến chọn giới tính khi sinh.

Chị Trương Thị Nguyện Cầu, Phường Tây Sơn, TP Pleiku chia sẻ: “Nói về vấn đề con trai hay con gái thì ở lứa tuổi như chúng tôi thì vẫn đang còn nặng về quan niệm thích con trai hơn con gái để có “nếp” có “ tẻ”. Nếu như trong nhà mà không có con trai thì người chồng thật sự không vui.

Cô Ngô Thị Bích Trâm, Giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, TP Plieku nói thêm: “ Theo tôi thì trẻ em nam cũng như nữ thôi, nhưng hiện nay có một số phụ huynh có xu hướng chọn giới tính cho con. Nhưng đó thật sự là điều không tốt, nó gây ra áp lực từ nhiều phía và dễ kéo theo những vấn đề xã hội khác”.

Thực tế cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại của Gia Lai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Một xã hội thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến mất cân bằng trong đời sống tình cảm của mỗi gia đình, xã hội. Và hệ lụy từ mất cân bằng giới, trước hết là phá vỡ cấu trúc gia đình, gia tăng các tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề khác.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, để bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh là vô cùng khó khăn nhưng không thể không triển khai thực hiện. Đây cũng không phải việc một sớm một chiều mà đòi hỏi sự tham gia thường xuyên, liên tục và quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, ngành y tế cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân thấy được nguy cơ của tình trạng mất cân bằng giới tính, từ đó thay đổi quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, coi con gái cũng như con trai và bình đẳng giới.

Rate this post
- Advertisement -

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Latest article