28.8 C
Chư Sê
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Hướng đi đúng cho ngành hồ tiêu

Must read

Mới đây, tại “Vương quốc hồ tiêu” Chư Sê (Gia Lai), Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê tổ chức Hội nghị, bàn về giải pháp giải cứu cho cây hồ tiêu với hai khuyến cáo chính: Ngừng trồng mới cây hồ tiêu, áp dụng khoa học sinh học hữu cơ công nghệ cao vào vườn tiêu.

Trên 300 đại biểu là những hội viên tiêu biểu dự Hội nghị cùng tán thành về những nội dụng trên.

Từ thực tế buồn…

Trong khi giá cà phê, cao su liên tục “lao dốc” thì ngược lại trong nhiều năm liền, giá hồ tiêu không ngừng tăng, mang lại món lợi cao cho những chủ vườn hồ tiêu ở Tây Nguyên.

Ông Lê Văn Láng (xã Ia B'lứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) quyết định chuyển sang sử dụng sản phẩm sinh học hữu cơ công nghệ cao
Ông Lê Văn Láng (xã Ia B’lứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) quyết định chuyển sang sử dụng sản phẩm sinh học hữu cơ công nghệ cao

Theo đó, không ít diện tích cà phê, cao su bị chặt phá để thay vào đó là những vườn hồ tiêu trồng mới. Do hám lợi mà không ít nông dân bỏ qua những khâu vô cùng quan trọng như chọn giống, chọn đất, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách chăm sóc…

Thậm chí có những người chưa bao giờ trồng tiêu, chưa có một chút kiến thức nào về cây hồ tiêu nhưng thấy nhiều người phất lên từ cây tiêu, nên cũng… “vác mai đi đào”.

Theo đó mà khoảng 5 năm trở lại đây, không ít vườn tiêu ở Tây Nguyên đã đổ bệnh nghiêm trọng, nhiều vườn cây chết trắng, nhiều chủ vườn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất… Nguyên nhân thì có nhiều như biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, thiếu nước tưới. Nhưng nguyên nhân chính được các chuyên gia nhận định, đó là sự thiếu hiểu biết của các chủ vườn.

Trước thực trạng trên, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch thường trực hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, đề xuất: Ngành nông nghiệp có kế hoạch tích cực truyên truyền, vận động người dân ngừng trồng mới hồ tiêu, cố gắng chăm sóc diện tích hiện có.

11-47-44_giong-tieu-khong-ro-nguon-goc-duoc-by-bn-cong-khi-ngy-ti-trung-tm-thi-trn-chu-se-huyen-chu-se-gi-li
Giống tiêu không rõ nguồn gốc được bày bán công khai

Ông Bính cũng khuyên các hội viên nên tập trung vào sản xuất diện tích đang có theo hướng sinh học hữu cơ một cách bền vững, nhằm tạo ra những sản phẩm sạch. Bởi sau khi khảo sát nhiều diện tích trồng tiêu tại các tỉnh thành trong nước, các nhà khoa học đưa ra nhận định: Những vườn tiêu sử dụng phân hữu cơ, ít bón phân hóa học thì cây tiêu phát triển rất bền vững, có thể lên đến trên 20 năm.

…Đến tạo ra thói quen tốt trong canh tác

Nông dân Vũ Văn Viễn (xã Al Bá) là người có thâm niên trồng hồ tiêu tại “Vương quốc hồ tiêu” Chư Sê. Hạt tiêu đã đưa gia đình ông từ một hộ nghèo vươn lên khá giả. Vậy mà mấy năm trở lại đây, vườn tiêu 25 năm tuổi của ông rơi vào tình trạng long khớp, rụng trái. Nghe ai mách thuốc gì, ở đâu, ông cũng tìm đến, mua về chữa bệnh cho vườn tiêu, tuy nhiên vẫn không có hiệu quả gì.

Ông Vũ Văn Viễn (xã Al Bá, huyện Chư Sê): “Từ khi sử dụng sản phẩm NH (sản phẩm phân bón sinh học hữu cơ công nghệ cao chuyên dùng cho cây hồ tiêu do Cty CP Thanh Hà sản xuất – PV), vườn tiêu già của tôi đã được hồi sinh trở lại: Lá xanh đều, dé cho ra hoa và quả trở lại. Đặc biệt quy trình sử dụng rất nhàn, tiết kiệm thời gian, dùng 1 chai với 400 lít nước để tưới lá, 1 chai với 600 lít nước nếu tưới gốc. Sản phẩm này phù hợp với túi tiền của người trồng tiêu…”.

Được ngành Nông nghiệp, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê và những người đi trước mách nước, ông Viễn đã tìm mua sản phẩm sinh học hữu cơ công nghệ cao về trị bệnh cho vườn cây. Kết quả, vườn hồ tiêu của ông đã được hồi sinh chỉ trong một thời gian ngắn.

Còn với ông Nguyễn Văn Hiền – tổ dân phố 3, thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê), sau khi được nhân viên tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng, ông đã quyết định mua chai thuốc tiêu tuyến trùng có nguồn gốc từ thảo dược về ứng dụng trên vườn tiêu của mình.

Ông cho biết, vườn tiêu 700 trụ của ông (400 trụ đang chuẩn bị thu hoạch, 300 trụ bước sang năm thứ 2), hiện có khoảng 20 trụ có dấu hiệu nhiễm bệnh. Trước đó, ông Hiền đã mua thuốc nấm về phun nhưng bệnh không có dấu hiệu suy giảm. Nghi chúng bị nhiễm tuyến trùng nên mua sản phẩm sinh học hữu cơ này về dùng thử.

“Nếu thật sự mang lại hiệu quả, tiêu hết bệnh, tôi sẽ xem đây là động lực để chuyển sang sử dụng hoàn toàn các loại phân, thuốc có nguồn gốc hữu cơ cho vườn tiêu của mình”, ông Hiền chia sẻ.

Chị Chu Thị Minh Ngọc (xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) có vườn tiêu hơn 10.000 trụ và 3.400 cây cà phê. Chị cho biết, trước kia chị dùng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ.

Tuy nhiên cũng như nhiều vườn khác, vườn hồ tiêu nhà chị không tránh khỏi những bệnh thông thường. Được mách bảo, chị tìm mua sản phẩm phân bón sinh học hữu cơ công nghệ cao của Cty CP Thanh Hà về dùng thử, thấy hiệu quả nên từ đó đến nay, chị chỉ dùng duy nhất sản phẩm này.

Theo chị Ngọc thì đây là hướng đi bền vững mà người trồng tiêu nên hướng đến. Không những cây tiêu phát triển khỏe mạnh, chi phí hợp lý, không gây hị đến môi trường mà còn cho ra sản phẩm sạch sau khi thu hoạch.

Đầu năm 2017, Hiệp hội Gia vị châu Âu gửi thông báo đến Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nội dung: Năm 2016, qua phân tích 799 mẫu tiêu đen của Việt Nam nhập vào thị trường châu Âu (EU), chỉ có 17% số mẫu đạt yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 0,05PPM (lượng tối đa cho phép đối với hoá chất Metalaxyl). Trước đây, dư lượng tối đa cho phép vào EU chỉ ở mức 0.1 PPM, thế nhưng năm 2016, Ủy ban châu Âu kiến nghị áp dụng mức 0,05PPM. Như vậy, nếu áp dụng mức trên thì có đến 83% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam sẽ bị ngăn lại bởi “rào cản kỹ thuật” này.

“Không chỉ tồn dư thuốc BVTV, việc bón thừa đạm cho cây tiêu cũng dẫn đến sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay quá trình lưu kho không đảm bảo cũng đang là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến vùng trồng tiêu”, ông Bính nói.

 

Cũng theo ông Bính thì theo kết quả khảo sát này, diện tích hồ tiêu Chư Sê bị lạm dụng phân bón hóa học nhiều nhất, tồn dư các loại thuốc BVTV trong đất nhiều nhất và làm hư hại đất nhiều nhất. Với nhiều cái “nhất” gây thiệt hại cho ngành hồ tiêu, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, chỉ có sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững thì mới tồn tại được.

Ông Thái Như Hiệp – Giám đốc Cty TNHH Vĩnh Hiệp (404 Lê Duẩn, TP Pleiku) – đơn vị chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, cho biết: Doanh nghiệp rất muốn liên kết với nông dân để thu mua những sản phẩm sạch từ những vườn hồ tiêu sạch. “Thế nhưng phải có một đơn vị như là hợp tác xã có tư cách pháp nhân đứng ra bảo đảm các sản phẩm sạch sau khi thu hoạch. Muốn như vậy người dân phải tuân thủ theo một quy trình sản xuất chặt chẽ. Làm được việc này, không những sản phẩm được đảm bảo chất lượng, mà thương hiệu hồ tiêu Chư Sê ngày một vang xa”, ông Hiệp khẳng định.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article