Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

0
479
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Cây mắc ca là lựa chọn thích hợp sau 20 năm nghiên cứu khảo nghiệm, vùng đất hứa cho cây mắc ca Việt Nam đã được xác định là Tây Nguyên và Tây Bắc

Các cây công nghiệp lâu năm truyền thống của nước ta như cà phê, cao su đang gặp khó khăn về thị trường do cung vượt cầu, đòi hỏi bức thiết phải tìm ra cây gì thay thế có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường đầu ra ổn định.

Cây mắc ca là lựa chọn thích hợp sau 20 năm nghiên cứu khảo nghiệm, vùng đất hứa cho cây mắc ca Việt Nam đã được xác định là Tây Nguyên và Tây Bắc.

Triển vọng Tây Nguyên, Tây Bắc

Nguồn gốc: Mắc ca (tên quốc tế: Macadamia, thuộc họ Proteaceae với 2 loài là vỏ trơn – Mắc cadamia integriflia – hoa trắng và loài vỏ nháp Mắc cadamia tetraphylla – hoa tím phớt đang được phát triển tại Việt Nam).

Mắc ca có quả hạch với hạt vỏ cứng, ăn có vị thơm bùi, béo ngậy hấp dẫn, xuất xứ từ bang Qeensland (Úc). Sau 100 năm thế giới đã phát triển được 80.000 ha (đứng đầu là Úc, sau đó là Nam Phi, Mỹ…).

Giá trị kinh tế: Quả mắc ca là nguyên liệu đa dạng cho các ngành chế biến bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm cao cấp (kem dưỡng da, chống nắng), là thức ăn phù hợp cho các lứa tuổi từ người già tới trẻ em, tốt cho người ăn kiêng, tiểu đường, huyết áp…

Tại Việt Nam, mắc ca trồng cây ghép năm thứ 3 đã bất đầu bói quả, năng suất tại năm thứ 5 đã đạt 5 kg/cây, năm thứ 10 đạt 20 kg/cây cao gấp đôi tại Úc.

Triển vọng, vùng quy hoạch: Sau hơn 10 năm khảo nghiệm rộng với diện tích 2.000 ha (Tây Nguyên 1.600 ha, Tây Bắc 400 ha), đã xác định 2 vùng với tổng diện tích 1,2 triệu ha rất thích hợp hoặc thích hợp trồng cây mắc ca với nhiệt độ thấp hơn 17 độ C trong 3 – 5 tuần, không có mưa xuân, tầng canh tác dày 0,5 – 1m, thích hợp đất hơi chua pH = 5 – 6. Độ cao 300 – 1.200 m trên mặt biển. Lượng mưa tối ưu 1.500 – 2.500 mm.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Nhu cầu dinh dưỡng của mắc ca

Các nhà khoa học đã chứng minh ở mắc ca: Yếu tố giống – di truyền đóng góp làm tăng năng suất 27,1%, các yếu tố dinh dưỡng tổng hợp là 17,7%, tưới nước 8,2% và kẽm trong đất 5,2% (Stepenson và CS, 1986).

Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả,  đạm trong lá cao giúp cây sinh trưởng nhanh chóng, năng suất quả và tỷ lệ dầu cũng cao hơn.

Hàm lượng lân (photsphate) trong lá tối ưu ở ngưỡng 0,08 – 0,10% làm tăng sản lượng hạt (Robinson, 1986; Cooil et al, 1966).

Phun Bo 0,02% liên tục trong 3 năm, hoặc bón phân chứa Bo làm tăng Bo trong lá tạo ra năng suất tới 10%, làm cho năng suất rõ rệt (Boswell, 1981; Mik, Nagao, 1992).

Đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trồng cây mắc ca hiện nay, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu SX ra các loại phân bón chuyên dụng phục vụ thâm canh cây Mắc ca đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) cây mắc ca còn cần những chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S với tỷ lệ vừa phải và hàng chục loại chất vi lượng thiết yếu như Zn, Mn, B, Cu, Co…

Loại phân này có thành phần cơ bản là lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung vi lượng, kết hợp một phần tan nhanh đáp ứng nhu cầu của cây, phần lớn tan chậm, không tan trong nước, chỉ tan khi khi tia rễ tiếp xúc hấp thụ, lân nung chảy chứa tới trên 90% các chất hữu hiệu đa, trung và vi lượng, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng trung hòa, giảm bớt độ chua của đất tương tự 0,5 kg vôi bột.

Ngoài ra, trong phân Văn Điển chứa nhiều kali, Silic và kẽm, Bo làm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, giảm độ chua, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, tăng tỷ lệ đậu quả, đạt năng suất và chất lượng cao, làm tăng kích cỡ quả và thành phần dầu Mắc ca trên các loại đất chua, đất bạc màu.

Kỹ thuật cơ bản

Tổng kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc mắc ca ở Việt Nam và trên thế giới, có thể khuyến cáo kỹ thuật và liều lượng phân bón cho mắc ca ở các lứa tuổi như sau:

Phân cho bầu: Dùng phân NPKS 5-10-3-2 + CaO, MgO, SiO2, B,Mn, Zn, Cu, Co… Cách bón: 30% phân chuồng + 70% đất bột + 2 kg NPK 5:10:3 Văn Điển cho 1.000 bầu.

Phân bón lót: Dùng phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng. Cách bón: Trước khi trồng cây vào hố 1 tháng nên đào hố và trộn lớp đất mặt cùng với 10 kg phân chuồng ủ hoai; 0,5 kg phân lân Văn Điển có bổ sung kẽm và trung, vi lượng; 300 gram vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, sau đó lấp đất lại hố 20 ngày trước khi trồng.

Phân chuyên bón thúc: Chuyên dụng NPK đa yếu tố cho mắc ca: 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng.

Trồng cây: Đào hố, mật độ trồng: Đất bằng 5 x 7 m/hốc (286 cây/ha), đất dốc < 30%: 4,5 x 9 – 10 m/hốc (200 cây/ha), kích thước hốc nên 1 x 1 x 1m để bảo đảm cho bộ rễ cọc phát triển tốt về chiều sâu, tăng khả năng chống đổ về sau khi cây có chiều cao trên 10 m.

Giống cần mua tại các trung tâm giống mắc ca có uy tín, có chứng chỉ cây đầu dòng để bảo hành cho người trồng. Tránh dùng giống thực sinh (mọc từ hạt), giống rớm, lấy ngọn ghép gốc, năng suất về sau không bảo đảm, sẽ gây hệ lụy thiệt hại kinh tế cho hàng chục năm sau.

Phương thức và thời vụ trồng (xem bảng):

Phương thức trồng Mật độ trồng (cây/ha) Cự ly (m) Thời vụ trồng (tháng)
Trồng thuần loài 286 – 400 5 x 7  hoặc 5 m Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5Tây Nguyên: 6 – 8

Miền Trung 2 -3

Trồng xen cà phê 285 – 330 6-7 x 5 m Tây Nguyên: 6 -8Tây Bắc: 7 -8; 4 – 5

Phân bón thúc: Sử dụng công thức phân bón chuyên dụng NPK đa yếu tố cho mắc ca: 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng cho các loại đất đồi hơi chua.

Chăm sóc vườn:

Lần 1 nếu trồng vụ thu: Sau khi trồng từ 2 – 3 tháng tiến hành chăm sóc bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng với lượng 0,2 – 0,3 kg/ cây.

Lần 2 nếu trồng vụ xuân: Thường vào tháng 8 – 9 trong năm. Mắc ca là cây lấy hạt cho nên ta phải bón thúc phân chuồng hoai nếu có điều kiện (5 kg/cây). Nếu không có, cần bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng với lượng 0,2 – 0,3 kg/ cây.

Sau 3 – 4 năm cây cho hoa và đậu quả ta cần bổ sung chất hữu cơ kịp thời theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây. Trước thời kỳ ra lộc non ta bón NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng 0,3 – 0,5 kg/tuổi cây, chia làm 2 lần vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Lần tiếp theo bón thúc NPK Văn Điển 4N:12P:7K+Zn + trung vi lượng đều bổ sung dinh dưỡng trước thời kỳ cây phân hóa mầm hoa (ở các nách lá và thân cành có các chấm nhỏ li ti bật đều đặn màu trắng sáng hoặc phớt nâu).

Khi cây bắt đầu đậu quả ngoài việc bón phân đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển theo đúng liều lượng chỉ dẫn, có thể bó thêm lân Văn Điển bổ sung vi lượng với liều lượng 0,2 kg/gốc và tăng cường tưới nước.

Tạo tán, tỉa cành: Trong 3 năm đầu nên tạo tán giữ cho cây có 1 thân thẳng đứng, cắt bỏ các cành cao dưới 1,4 m. Mỗi tán cành cách nhau khoảng 60 – 70 cm, chỉ nên giữ lại 2 – 3 chồi từ một nhánh. Khi cây đã trưởng thành và cho thu hoạch, nên bón thêm phân chuồng ủ hoai và phân chuyên dụng mắc ca và lân Văn Điển hàng năm vào tháng 11 để phục hồi sức cho cây sau vụ thu hoạch, đồng thời tạo tán tỉa cành.

Tưới nước: Trong thời gian 3 năm đầu sau khi trồng có thể tưới bất khì khi nào nếu thấy khô hạn nhằm cho cây phát triển. Nhưng đến năm thứ 4 trở đi cây có khả năng cho quả thì nên ép khô xiết nước cây nhằm ức chế ra hoa.

Thuốc BVTV: Nên phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học Tam Nông thân thiện môi trường bằng cách phối hợp của các vi nấm Beauveria (Nấm trắng), Metarhizium (Nấm xanh) và Entomophthora để diệt bớt côn trùng có hại (không nên dùng hóa chất diệt toàn bộ sẽ gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra dòng mới đề kháng với thuốc, hại cho ong mật và các loại thiên địch hữu ích).

PGS.TS MAI QUANG VINH

Theo NongNghiep.vn