Cây bơ phát triển được ở dạng địa hình dưới 1.800m và trồng được nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Địa hình càng lên cao, chất lượng bơ càng ngon, địa hình thấp chất lượng và tuổi thọ không cao trong bo.
Cây bơ phát triển được ở dạng địa hình dưới 1.800m và trồng được nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Địa hình càng lên cao, chất lượng bơ càng ngon, địa hình thấp chất lượng và tuổi thọ không cao
Yếu tố khí hậu chi phối khá lớn ở cây bơ, vùng địa hình thấp, nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp (Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu …) bơ có xu hướng thu hoạch sớm hơn à nên ưu tiên trồng giống bơ thu sớm hoặc Tứ quý để thu sớm thêm; Trong khi, vùng có độ ẩm cao, khí hậu lạnh hơn (Tây Nguyên, một số ở phía Bắc, Quảng Trị …) trồng được nhiều giống hơn nhưng ưu tiên bơ muộn để tránh “đụng hàng”
Trong điều kiện Tây Nguyên thích hợp nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.3. Giống trồng
Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả phù hợp cho tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với Viện KHKT NLN Tây Nguyên, Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm – Đơn vị tiên phong sở hửu đa dạng nhiều dòng bơ trái vụ/nghịch mùa (gồm 1 dòng bơ thu sớm, 3 dòng bơ thu muộn và 1 dòng bơ thu rải vụ/tứ quý) được tỉnh DakLak công nhận qua Hội đồng khoa học theo quyết định số 814/QĐ-SNNNT ngày 29/12/2009 và Thông báo số 29/SNNPTNT-TB ngày 27/04/2010.4. Đào hố và trồng cây:
4.1. Mật độ và khoảng cách: Có nhiều dạng
Điều kiện trồng thuần : Thiết kế 8m x 7m à 180 cây/ha, trồng xen cà phê thiết kế thiết kế 9 x 6 m à 185 cây/ha, hoặc 9 x 9 m à 125 cây/ha
Các chú ý
+ Bố trí so le (nanh sấu) theo hướng Đông – Tây để tận dụng ánh sáng và tăng khoảng cách
+ Hạn chế tối đa việc trồng nơi ngã tư cà phê vì bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và tăng nấm bệnh trong 2 năm đầu và sau 5 năm phải nhổ 4 cây cà phê nếu cây bơ còn sống và phát triển
4.2. Đào hố:
– Hố đào: Nhỏ nhất là 60 x 60 x 80cm
– Bón lót : Ủ hoai hổn hợp Phân chuồng (10-15kg/gốc) + Lân Văn điển (120g/gốc)+ Vỏ cà phê (1 bao/ 5gốc)+ Men vi sinh (2 loại)
(ủ thành đống riêng có đủ ẩm và chỉ cho vào hố < 5 ngày trước trồng)
– Vôi được bón 2 lớp riêng vào thành, đáy hố và trên mặt khi trồng xong
Các chú ý
+ Khi đào nên để riêng lớp đất mặt để trộn ; Không ủ phân vào hố đào
+ Đào xong trước trồng khoảng 10 ngày ở đất trống và gấn 1 tháng ở đất cà phê
4.3. Cách trồng:
– Dùng dao rạch 1 đường vòng tròn ở đáy bầu bơ bỏ đáy túi nilông và cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 5 – 7cm
– Đặt bầu cây vào hố thấp hơn đất ngoài 10cm, có ngọn quay về hướng có nhiều gió, lấp và rút túi nylon lên
– Nên vun đất tại nơi gốc bơ cao hơn chung quanh bồn, nhằm hạn chế ứ đọng nước tại gốc khi gặp mưa lớn kéo dài. Cây được trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 cm
Các chú ý
+ Không xé bịch từ trên xuống như cà phê, không trồng sâu như cà phê
+ Phải cắm cọc (1m) để không tách, thối nơi ghép, giữ cây thẳng để tăng năng suất
+ không rạch dây nylon ghép, cắt nhẹ dây chỉ (dây se lại) có thể không cần tháo nylon.
+ Tỉa bỏ chồi dưới mắt ghép trong năm đầu
5. Tưới nước, tủ gốc :
– Đãm bảo hố đất đủ ẩm nhưng không đọng nước sau trồng
– Bơ tưới nhiều lần nhưng ít nước, lượng nước mỗi gốc khoảng 12-18 lít nước và chú ý tủ gốc, che nắng ở cây bơ ghép mới trồng trong năm đầu.
– Kết hợp Tưới + Che + Tủ gốc và chống đọng nước
– Cây bơ không cần nhiều nước ở thời điểm nở hoa
Các chú ý khi bơ mới trồng
+ Cây bơ còn nhỏ tưới nhiều lần hơn cà phê, cần che nắng + tủ gốc
(Có thể dùng muồng hoa vàng hoặc cắt bao phân để che 3 hướng)
+ Cây bơ không phát triển phải xem lại bộ rể (nước ; nấm ; mối và không có phân chuồng)
6. Vấn đề xen canh
– Đất trồng thuần bơ nên xen thêm đậu, bắp … trong những năm đầu nhưng không được trồng xen với rau (tưới nhiều nước) hoặc cà chua, khoai tây
– Cà phê xen bơ là mô hình hiệu quả đặc biệt là giống bơ trái vụ, nghịch mùa
– Bơ trồng trong cà phê lớn tuổi thường có tỷ lệ chết khá cao do xuất hiện nhiều nấm bệnh, cạnh tranh ánh sáng đặc biệt là dinh dưỡng do rể cà phê phát triển khá nhanh vào hố trồng bơ à Thời gian đào hố và cách tỉa cành hợp lý, chăm bón phân chuồng nhiều hơn và không trồng ở ngã 4
– Bơ trồng gần vườn cao su, sầu riêng, tiêu, đu đủ … thường phát sinh bệnh nguy hiểm nứt thân, chảy nhựa (phytopthora) à Mương thoát nước + Mít chắn gió
7. Chăm sóc:
7.1. Tỉa cành
– Tiến hành tỉa cành khỏang 2 -3 lần/năm trong 2 năm đầu, chú ý tỉa bỏ chồi mọc ra từ gốc của cây ghép và 1 lần sau thu hoạch ở giai đoạn cho trái,
– Tỉa những cành bị sâu bệnh, cành hướng xuống đất, giử lại 3-4 cành cấp 1 (góc hẹp, hướng lên) xoay quanh thân chính, nâng độ cao phân cành đến 0,75m, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn.
– Khi vườn cây khép, giao tán nên tỉa ngắn bỏ những cành mọc dài, sâu bệnh hay những cành giao tán.
Bất thường
+ Ở một số cây bơ ghép còn nhỏ, sinh trưởng kém nhưng đã ra hoa và đậu quả ßà ảnh hưởng của nền đất, đá nơi hố trồng, bộ rể phát triển kém, sâu bệnh hại tấn công và biện pháp chăm sóc chưa đãm bảo, tạo sốc sinh lý trong cây è Cần tỉa bỏ hoa, trái và xem xét cẩn trọng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
+ Ở những giống ghép đậu quá nhiều rất nên tỉa thưa để đãm bảo sinh trưởng
– Cây còn nhỏ nên làm từ 2 – 3 đợt cỏ, hạn chế đọng nước vào mùa mưa
7.2. Bón phân: (Bón lót: Đã nêu trên)
– Bón thúc
· Giai đoạn KTCB
Nên bón từ 4 – 5 lần (2 lần trong mùa khô, kết hợp giữ ẩm), mỗi lần bón
80g – 120g/cây gồm ½ phân SA và ½ NPK 16 : 16 : 8, Bón lấp
Lượng phân được tăng gấp 2 hay gấp 3 sau 2 hay 3 năm đầu.
* Giai đoạn Kinh doanh
Tùy vào từng điều kiện rất cụ thể như nền đất trồng, tuổi phát triển của cây, hình thức trồng thuần hay xen, giai đoạn sinh trưởng, mức độ mang trái mà cung cấp đủ, cân đối để cây phát triển. Khi cây đã cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, sử dụng 4 lần bón/vụ quả ở các thời điểm (kg/cây/lần)
+ Lần 1 : Sau thu hoạch + tỉa cành 0,5kg SA + 0,5kg Super lân
+ Lần 2 : Trước ra hoa 1 tháng : 0,2kg SA + 0,5kg Super lân + 0,2g KCl
+ Lần 3 : Sau đậu trái 1 tháng : 0,5kg SA + 0,2kg Super lân + 0,3kg KCl
+ Lần 4 : Trước thu hoạch 1 tháng : 0,2kg SA + 0,4 KCl
Tổng ở 4-5 tuổi 1,4 kg SA + 1,2 kg Lân + 0,9 Kg Kali
– Lượng bón tăng dần 20% – 30% cho các năm sau và ổn định ở năm thứ 9 hay thứ 10.
– Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ (bổ sung các dòng vi sinh (BioSun) + Trychodecma) 2 năm/lần, phun bổ sung phân qua Growmore, Liverpool (Bo), Ba lá xanh có hàm lượng phù hợp giai đọan ra chồi cành hay trái đang phát triển.
8. Phòng trừ sâu, bệnh: Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM. Phần bệnh hại:
– Bệnh Thối rể, nứt thân: Do nấm Phytophthrora cinamoni gây ra, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Tấn công trên thân tạo ra các vết nứt dọc và ướt bên ngoài nhưng thối dần phần gổ bên trong nên khó phát hiện . Đây là bệnh nguy hiểm nhưng ít nhà vườn quan tâm
Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Đây cũng là bệnh gây xì mũ thân, thâm đen trong mạch gỗ rất khó phát hiện, cây bơ nhanh chết.
Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện kịp thời những vết nứt dọc, xì mũ trên thân. Dùng đục cạo hết phần thối và quét Aliette, tiêm Phosphonate, nên phòng ngừa bằng Bordeaux, quét gốc giai đoạn đầu mùa mưa.
– Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn. Cần tạo thông thoáng, tiêu hủy trái, cành bệnh. Các thuốc hóa học luân phiên như Bendazol, Mancozeb
Ngoài ra, bệnh khô thân cành còn do nắng nóng chiếu rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá, không che bóng trong mùa khô năm đầu và xuất hiện một số ở năm thứ 2 à Che nắng hướng Đông +Tây.
– Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum): Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc tòan cây. Lá héo rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc mầu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng một hoặc hai năm. Til Super, Mexyl MZ
– Bệnh trên quả non : Xuất hiện sau giai đoạn đậu quả, nhìn thấy được khi quả có đường kính 1,2 – 2 cm. Khác với rụng sinh lý do cây đậu quá nhiều quả, bệnh thâm đen bắt đầu ở cuống quả và lan dần xuống dưới kết hợp với đốm trắng, sau đó quả rụng.
– Bệnh trên quả già : Khi quả sắp thu hoạch nhìn thấy những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, với giống có vỏ quả dày đôi khi không ảnh hưởng chất lượng bên trong quả, làm giảm mẩu mã và giá bán. Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1,5 -3,5cm) tạo ra các điểm đen rất nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch, các điểm đen này nứt và tách ra. Nhìn chung, cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, giai đoạn sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa
– Bệnh đốm lá: do nấm Cerocospora purpurea, bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể liên kết lại với nhau thành những mãng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già để phát tán khi có điều kiện thích hợp.
8.2 Sâu hại : Trên bơ xuất hiện một số loại sâu hại như sâu ăn lá, sâu đục cành, dòi đục lá, … khá dễ trị, nhưng đáng quan tâm là mọt đục thân cành với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể là nấm + nhựa bơ) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, vết đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng và cũng làm cây dễ gãy ngang thân, cành như sâu đục cành (tuy xuất hiện với mức độ không nhiều)
Mối, rệp sáp tấn công khá nhiều trên bơ, ngoài thuốc hóa học, hiện đã có một số thuốc sinh học như BioSun dùng tương đối hiệu quả
Bọ xít cũng là nhóm đối tượng khá quan trọng trong phòng trị, bọ xít chích hút đọt và khi quả còn nhỏ, làm quả phát triển không cân đối, tạo ra các vết chấm đen trên vỏ quả, là cửa ngõ xấm nhập của nhiều loại nấm bệnh giai đoạn sắp thu hoạch. Bọ xít xuất hiện với mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả non.