Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
25.8 C
Chư Sê

Rệp sáp tên vô lại ! (Phần I)

Trân trọng những đóng góp quý báu của một nông gia giàu tri thức lẫn kinh nghiệm, chuse24h xin giới thiệu những kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu như một đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm của nông dân trồng tiêu nước ta hiện nay.

Các bạn thân mến !
Sau 3 năm vật lôn với con rệp sáp, nay tôi mạo muội chia sẻ một số giải pháp là kinh nghiệm của bản thân và tổng hợp các tài liệu khoa học để phòng trừ. Rất mong nhận được những phản hồi chia sẻ, những ý kiến đóng góp tích cực, chân tình của cộng đồng chuse24h.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Rệp sáp là loài sinh tinh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính (không cần con đực). Rệp sáp đẻ trứng thành ổ, một con cái có thể đẻ khoảng 300-400 trứng, tỷ lệ nở trứng khá cao khoảng 80%. Rệp sáp đẻ trứng sớm, trứng nở sau 3-5 ngày, trưởng thành sau 25-30 ngày là bắt đầu đẻ trứng, từ khi đẻ đến lúc ngừng đẻ và chết khoảng 20-30 ngày. Vậy vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi. Chính thời tiết đã quyết định phần lớn sự phân bố, phát triển và hoạt động cũng như sự phát sinh thành dịch của rệp sáp. Nhiệt độ, đây là yếu tố ngoại cảnh rất quan trọng, rệp sáp là loài động vật máu lạnh nhiệt độ của cơ thể chúng gần bằng với nhiệt độ của môi trường chung quanh và thay đổi cùng với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.

Những vị khách không mời mà đến

Hắn (rệp sáp) thường xuất hiện vào mùa nắng, là loại sâu hại nguy hiểm với cây tiêu, sống cộng sinh với các loài kiến đỏ, kiến đen… Bản thân Hắn di chuyển rất khó khăn nên mọi sự đi lại của chúng đều phụ thuộc vào kiến. Kiến chăm sóc Hắn rất chu đáo và hút chất mật do hắn tiết ra. Trên cây tiêu, Hắn trú ẩn trong hệ rễ phụ bám quanh trụ choái, mặt dưới lá, gié hoa và ở trong khe nách chùm quả thành nhiều lớp, nhiều lứa tuổi nằm chồng lên nhau. Ở dưới đất, Hắn làm ổ(măng xông) dưới mặt đất chừng 5-10cm sâu xuống khoảng 40-60cm tập trung phá hoại các vùng rễ. Mật số rệp tăng dần theo thời gian. Theo những nghiên cứu khoa học mới, khi phá hoại lâu ngày ở rễ, chúng còn cộng sinh với loài nấm BORNETINA ở trong đất, sợi nấm kết thành lớp dày tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh cổ rễ và các đoạn rễ mà nông dân mình thường gọi là đóng măng xông quanh rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ mọi lứa tuổi cắn phá. Cây tiêu cằn cỗi, lá vàng héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Tiếc rằng tôi không có nhiều thông tin về nấm Bornetina sp. để chia sẻ với các bạn.

Biện pháp phòng trừ

Chúng ta có hai lựa chọn, sinh học hoặc hóa học. Cả hai biện pháp trên đều có thể diệt được rệp sáp ở trên cây tiêu hoặc khi rệp sáp manh nha bám vào bộ rễ tiêu. Trước khi tiêu diệt, ta phải hiểu được sinh lý và đời sống của chúng. Thuốc trừ sâu gốc hóa học có rất nhiều loại để diệt rệp sáp, có thể sử dụng đơn hoặc phối trộn với nhau. Tuy nhiên rệp sáp và kiến rất tinh quái. Trên cây, chúng làm ổ ở trong hệ rễ phụ nên khi phun, thuốc không tiếp xúc được với rệp. Dưới đất cũng vậy, do hệ rễ nằm sâu trong đất nên ta khó đưa thuốc đến bề mặt của rệp, nên cũng khó tiêu diệt được rệp như ý muốn.
Sử dụng loại thuốc nào đó để diệt rệp sáp có hiệu quả thì ít nhất cũng phải phun lại lần hai sau 7 ngày, vì lần hai là lần diệt lũ rệp con mới nở, và cũng có thể phun nhiều hơn hai lần vì kiến lại tha rệp ở nơi khác đến để tìm nguồn thức ăn cho chúng. Vì không nắm bắt được sinh lý của chúng nên nông dân mình thường chủ quan không phun lặp lại theo quy trình, thời gian sau thấy rệp bùng phát lại phun phun, xịt xịt… như thế gây nên sự lờn thuốc và ô nhiễm môi trường.
Theo điều tra của Cục y tế dự phòng, hàng năm nước ta có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất BVTV phải cấp cứu tại bệnh viên và có trên 300 trường hợp tử vong. Thế đấy, vậy mà chỉ cách đây vài hôm thôi khi xem bản tin trưa của đài VTV1, nói về dịch rệp sáp trên cây cà phê ở Lâm Đồng gây hại trầm trọng và khuyên nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ, nghe mà buồn làm sao…

Phòng trừ bằng biện pháp sinh học

Tôi biết đến đâu chia sẻ đến đó, có 4 loại sản phẩm tôi đã sử dụng qua để phòng, trừ rệp sáp là Dầu khoáng, Dầu sáp, Vi nấm 3 màu, Nấm xanh nấm trắng.
-Dầu khoáng, là sản phẩm lấy từ mỏ dầu, không mùi hôi, không gây dị ứng, an toàn cho con người và môi trường. Tôi đã sử dụng lâu lắm rồi, có lẽ đã hơn 10 năm, nếu tôi nhớ không nhầm thì có ưu điểm tuyệt vời là sau khi phun trên rau màu, cây ăn trái thời gian cách ly chỉ có 2 ngày nhưng chỉ tiếc rằng hiệu quả diệt rệp sáp không cao, chỉ khoảng 30%.
-Dầu sáp, là sản phẩm sinh học làm từ dầu dừa, có ưu điểm diệt rệp sáp rất cao sau 2 lần phun. Tuy nhiên do rệp sáp ẩn nấp rất tinh quái (rệp làm hang ổ trong hệ rễ phụ bám trên trụ tiêu) nên khó đưa thuốc vào tận hang ổ của chúng. Nếu được phối trộn với vi nấm 3 màu thì vi nấm sẽ phát huy đúng vai trò của nó là lùng sục vào tận hang ổ của rệp sáp để tiêu diệt chúng. Nhưng vi nấm cũng có khuyết điểm là chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời thấp, hay sử dụng vào mùa mưa thì hiệu quả cao hơn.
-Nấm xanh, nấm trắng cũng là sản phẩm sinh học, ký sinh gây hại côn trùng, được dùng ở hệ rễ. Hiệu quả diệt rệp sáp rất tuyệt vời, nhưng phải biết cách sử dụng vì nó là sinh vật sống như nấm Tricoderma vậy, khi đưa vào trong đất phải kèm theo nguồn thức ăn để nuôi vi nấm.
Nhưng nấm xanh, nấm trắng cũng không sao diệt được nấm Bornetia sp. là nấm cộng sinh với rệp sáp. Tôi cũng đã dùng nhiều loại thuốc hóa học nhưng cũng không sao tiêu diệt được loài nấm này, lũ rệp sáp cứ như được nằm trong xe bọc thép, chúng cứ ung dung mà cắn phá rễ tiêu. Cho nên phá vỡ được sự công sinh của nấm Bornetia sp. với rệp sáp như là một thách thức đối với nông dân trồng tiêu và sự tiến bộ của nền khoa học nông nghiệp hiện nay.
Theo tôi canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh học không chỉ là sử dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học mà phải biết cân bằng sinh thái trên vườn cây của mình, biết nuôi dưỡng những loài thiên địch, quản lý nuôi dưỡng cỏ dại, tỉa cành tạo tán để điều hòa nhiệt độ trong vườn tiêu của mình…

>> Xem tiếp phần II

Chuse24h

Đọc nhiều

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành 11

CEO 'vua tôm' Minh Phú: Thuyết phục người Việt...

Chủ tịch Thế Giới Di Động xin lỗi cổ đông, đặt mục tiêu lãi 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thương niên năm...

Phiên bản quân sự của xe điện Cybertruck, chống được đạn súng máy

Unplugged Performance, công ty chuyên nâng cấp xe Tesla, vừa...

Tin đồn mới về thông số camera của iPhone 16 Series: có thêm định dạng JPEG-XL

Tin đồn về iPhone 16 Series càng ngày càng nhiều và...

AMD Ryzen 9000X3D sẽ “hạ cánh” tại triển lãm CES 2025?

Những lựa chọn vi xử lý Ryzen 9000 Series trang bị công...

Related Articles

Popular Categories

spot_imgspot_img
MessengerEmail