37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Trồng gừng trong bao hay trồng dưới đất hiệu quả hơn?

Must read

Hiện nay, hình thức trồng gừng chủ yếu là trồng đất hoặc trồng trong bao xi măng, bao tải, bao nilon… Ở bài viết này, chuse24h đi sâu chia sẻ với bà con về những ưu và nhược điểm của hai cách trồng gừng trên

Trồng gừng trong bao có nhiều ưu điểm như độ ẩm cao, có thể di chuyển vào chỗ râm mát và tưới nước khi gặp thời tiết nắng nên có thể trồng quanh năm… Chỉ cần một khoảnh đất quanh nhà hoặc dưới tán cây trong vườn và bao bì sau khi sử dụng cùng với tiền giống…

Trồng gừng trong bao rất đơn giản và dễ làm. Người trồng chỉ cần dùng bao bì cũ cắt đôi, bẻ góc, đục vài lỗ dưới đáy để thoát nước cho cây gừng về mùa mưa. Trong bao chỉ cần cho một ít đất phù sa, trộn thêm phân chuồng và ít mùn cưa nhằm tạo độ tơi, xốp cho gừng dễ ra củ.

Trồng gừng trong bao có nhiều ưu điểm như độ ẩm cao, có thể di chuyển vào chỗ râm mát và tưới nước khi gặp thời tiết nắng nên có thể trồng quanh năm, không phải lo lịch thời vụ. Nếu cây nào bị bệnh cũng dễ cách ly. Mỗi mét vuông đất bố trí trồng được khoảng 10 – 12 bao.

Trồng trực tiếp mỗi mầm gừng giống chỉ đẻ từ 3 – 4 nhánh, đến lúc thu hoạch phải mất công đào, củ gừng lại hay bị gãy còn còn trồng gừng trong bao vừa tiết kiệm được phân bón (khoảng 30% ), vừa chủ động được thời gian chăm sóc, thu hoạch không tốn công và củ gừng 100% đều nguyên vẹn, đồng đều.

Trồng gừng trong bao hay trồng dưới đất hiệu quả hơn?
Trồng gừng trong bao hay trồng dưới đất hiệu quả hơn?

Gừng trồng trong bao sinh trưởng, phát triển nhanh và đẻ nhiều nhánh, mỗi nhánh cho một củ. Do đó, giá trị thu nhập trên cùng 1 đơn vị diện tích sẽ tăng gấp nhiều lần so với cách trồng thông thường. Điều đáng nói là từ mô hình trồng gừng, người dân có thể áp dụng sang trồng cây nghệ, riềng cũng tốt.

Chọn gừng giống phải còn tươi đều, không bị tróc vỏ ngoài và phải có nhiều mắt mầm. Gừng giống mua về cắt thành từng đoạn trên đó phải có những mầm khoẻ. Sau khi cắt đem gừng giống ủ khoảng 15-20 ngày trong cát ẩm. Thấy gừng vừa nảy chồi là đem trồng vào bao….

Gừng là loại cây trồng có khả năng chịu rợp tốt và thích nghi với độ ẩm cao nhưng lại không chịu được úng. Bởi thế, khi đặt mầm gừng trong bao không nên đặt quá sâu sẽ dễ bị thối gốc. Gừng trồng trong bao bì tuyệt đối không đưa ra trước gió để tránh làm cây gãy, long gốc làm củ gừng khó phát triển.

Đất trồng nên dùng 70% đất màu hoặc đất phù sa có trộn thêm trấu hoặc mùn cưa, 30% phân chuồng đã hoai mục và một ít phân vô cơ… Tùy theo thời tiết, nếu trời quá nắng nóng có thể tưới nhiều hay ít nước để duy trì độ ẩm. Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng các thuốc trừ nấm. Sau khi trồng được 1 tháng, thấy củ gừng đã trồi lên khỏi đất thì phải bổ sung thêm đất và phân hữu cơ.

Cây gừng thường bị bệnh héo vàng thối rũ, rất khó trị nên cần kiểm tra và phun thuốc phòng ngừa khi mới phát hiện các loại thuốc trị nấm gốc… Cây gừng trồng trong bao lúc nhỏ để trong mát sẽ giúp cây phát triển nhanh, nhưng đến khi cây gần đến thời kỳ thu hoạch khoảng 30-45 ngày thì mang ra nắng để củ gừng chắc và cay hơn.

Mô hình trồng gừng trong bao mang lại hiệu quả kinh tế cao với nhiều ưu điểm nêu trên nếu được nhân rộng sẽ góp phần giúp cho bà con nông dân các địa phương tăng thêm thu nhập, nhất là đối với các hộ gia đình nông dân nghèo và thiếu đất sản xuất.

chuse24h

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article