35.2 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Vựa hồ tiêu Chư Sê: Nỗi lo mùa xuống giống

Must read

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa, dịch bệnh; dẫn đến những vườn hồ tiêu ở Tây Nguyên bị chết tức tưởi…
Vựa hồ tiêu Chư Sê: Nỗi lo mùa xuống giống
Vựa hồ tiêu Chư Sê: Nỗi lo mùa xuống giống
Mô hình tưới tiết kiệm đạt hiệu quả cao ở vựa hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai)

Tuy nhiên theo các chuyên gia, các nhà quản lý và rất nhiều lão nông ở đây thì, chọn giống là khâu vô cùng quan trọng, bởi chất lượng giống gần như quyết định đến tuổi thọ, năng suất vườn cây, quyết định đến chất lượng của sản phẩm hồ tiêu…

Bát nháo thị trường giống

Lão nông Đinh Viết Hòa – người có thâm niên trồng tiêu trên ba mươi năm ở xã Ia Phang (huyện Chư Pưh – Gia Lai), nói: “Ông bà mình ngày trước cho rằng: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Còn với thực tế những vườn tiêu ở đây thì tôi lại cho rằng giống phải đứng trước tiên, bởi việc chọn mua giống hồ tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh bây giờ là hết sức mơ hồ.

Quả đúng như lời ông Hòa nói: Đi dọc Quốc lộ 14 từ ngã ba Cheo Reo (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) đến xã Ia Le (huyện Chư Pưh – giáp với tỉnh Đăk Lăk), có không ít những điểm bán giống tiêu ngay bên vệ đường. Ít thì một hoặc hai người, nhiều hơn thì thành nhóm năm đến bảy người, thậm chí có hẳn một cái chợ giống tiêu mọc lên ngay bên cạnh thị trấn Chư Sê với mấy chục người – mấy chục quầy giống tiêu, với hàng trăm người đi tìm mua giống…

Đây là những giống tiêu được nhập về ở các huyện như Mang Yang, Đăk Đoa của Gia Lai, Ea H’leo của Đăk Lăk, xa hơn nữa là được mua từ Lộc Ninh, Bình Phước, thậm chí còn được “nhập khẩu” từ Campuchia… Tuy nhiên, khi được hỏi thì không một ai biết chính xác nguồn gốc đích thực của những loại giống này, cũng như nó đang mang những mầm bệnh gì…

Cũng chính vì vậy mà không ít người đã mua phải giống tiêu kém chất lượng dẫn đến hậu quả tiền mất, tiêu chết, thậm chí còn gieo rắc mầm bệnh cho vườn tiêu nhà mình và những vườn xung quanh.

Chị Vũ Thị Tình (tổ 12, phường Yên Thế, TP.Pleiku, Gia Lai) phá bỏ vườn cà phê già cỗi để thay thế bằng hồ tiêu. Hăm hở mang tiền đi mua hơn 100 bầu tiêu giống, về trồng được trên trăm trụ tiêu. Khi vừa xuống giống, dây tiêu lên rất đẹp, chị đã nghĩ đến một ngày không xa, vườn tiêu sẽ cho gia đình có thu nhập kha khá. Vậy mà hy vọng ấy chợt tắt khi mà không lâu sau đó, vườn tiêu nhà chị có dấu hiệu héo úa và chết toàn bộ.

Chị nói: “Ngoài cà phê thì tôi cũng trồng tiêu từ nhiều năm, cũng từng được tập huấn và tuân thủ nghiêm túc các quy trình trồng tiêu, vậy mà vườn tiêu vẫn bị chết. Tôi nghĩ là do giống không đảm bảo chất lượng”.

Ở Gia Lai – thủ phủ hồ tiêu của cả nước – đến thời điểm này vẫn chưa có một đơn vị hoặc tổ chức nào đảm đương việc kiểm định giống hồ tiêu; cũng như chưa có một trung tâm giống hồ tiêu đảm bảo chất lượng để cung cấp giống cho nông dân.

Và, cũng ở Gia Lai, không thể thống kê chính xác có bao nhiêu cơ sở, vườn ươm, cá nhân ươm giống hồ tiêu để tung ra thị trường mỗi khi vào mùa xuống giống. Hầu hết những cơ sở, những vườn ươm, những cá nhân ươm giống hồ tiêu ở Gia Lai chỉ dựa vào… kinh nghiệm.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp-PTNT): “Nếu chúng ta không đảm bảo được an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc trừ sâu thì khả năng nhiều nước châu Âu sẽ không mua hạt tiêu của Việt Nam. Nếu họ từ chối tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam sẽ là thiệt hại rất lớn đối với nông dân, đối với nền kinh tế nông nghiệp của nước ta”.

Mà “kinh nghiệm” thì mỗi người mỗi kiểu, vậy nên thị trường giống hồ tiêu ở Gia Lai, nói không quá, là đang vô cùng bát nháo! Sự bát nháo này đã dẫn đến hậu quả khôn lường cho nông dân – không chỉ một vụ mà còn ảnh hưởng đến nhiều niên vụ sau.

Trăn trở của ông chủ tịch huyện

Là Kỹ sư Nông nghiệp, bảo vệ Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Nông nghiệp, gắn bó với ngành Nông nghiệp gần ba mươi năm ở vựa hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh, ông Lưu Trung Nghĩa – Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai) luôn trăn trở với thực trạng những vườn hồ tiêu ngày một xuống cấp trên địa bàn.

Theo ông Nghĩa, những vườn hồ tiêu ở đây đang xuống cấp từng ngày, dẫn đến năng suất và sản lượng giảm, thậm chí không ít vườn bị chết một cách tức tưởi. Nguyên nhân trước tiên vẫn là giống. Chọn giống là khâu vô cùng quan trọng bởi chất lượng giống gần như quyết định đến tuổi thọ, năng suất vườn cây, đến chất lượng của sản phẩm hồ tiêu. Và ông vô cùng lo lắng khi trên thực tế, thị trường giống hồ tiêu trên địa bàn đang hết sức xô bồ, khó kiểm soát.

Nguyên nhân tiếp theo là cách sử dụng thuốc BVTV. Nhiều năm trở lại đây, mặc cho giá cà phê, cao su liên tục “đổ đèo”, giá hồ tiêu vẫn ổn định, thậm chí có thời điểm còn tăng cao (trên 200.000 đồng/kg loại 1). Theo đó, không ít chủ vườn đã không ngần ngại đầu tư vào vườn hồ tiêu. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được đổ xuống vườn tiêu năm sau cao hơn năm trước. Hồ tiêu tốt một cách bất thường, năng suất cao một cách bất thường trong khoảng một đến hai vụ. Sau đó là dây tiêu bị bệnh mà chết, đất đai bị đầu độc đến không thể trồng lại được.

Vua ho tieu Tay Nguyen: Noi lo mua xuong giong
Ảnh: Trần Đăng Lâm

Một nguyên nhân nữa là phương pháp tưới. Hiện Tây Nguyên đang triển khai những mô hình tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm. Những mô hình này đã phát huy được hiệu quả tích cực trong bối cảnh nguồn nước ở đây đang ngày một khan hiếm, thậm chí nhiều vùng đã bị suy kiệt nghiêm trọng, mà điển hình là sự thiệt hại lớn trong đợt khô hạn vừa qua. Tuy nhiên việc triển khai những mô hình tích cực này vẫn chưa được rộng khắp trên những vùng trọng điểm hồ tiêu ở Tây Nguyên…

Từ những thực tế trên mà hiện nay, nông dân muốn tái canh, trồng mới hồ tiêu trên những vườn tiêu cũ gặp không ít khó khăn khi đất ở đây đã bị “ngộ độc” nghiêm trọng. Không ít nông dân ở Chư Sê, Chư Pưh đã phải sang trồng tiêu ở các huyện vốn không phải là đất trồng tiêu như mang Yang, Đăk Đoa… Cũng theo ông Nghĩa thì, không ít những thửa đất – vốn dĩ là rất thích hợp cho cây tiêu, giờ bán không có người mua.

Những trở trăn trên của ông Chủ tịch huyện Chư Pưh, đang thực sự là nỗi lo lớn của nông dân trong mùa xuống giống.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article