37.9 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

‘Bắt mạch’ đề thi Toán THPT quốc gia 2015

Must read

Nhiều thầy, cô giáo nhận định, xu hướng đề thi môn Toán THPT quốc gia năm nay tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng vào thực tiễn.

Cấu trúc đề thi môn Toán từ 2010 đến 2014

Theo phân tích của thầy, cô giáo thuộc bộ môn Toán, từ năm 2010 đến 2014, cấu trúc đề thi đại học môn Toán không thay đổi nhiều. Sự điều chỉnh đáng chú ý nhất là bỏ phân loại phần riêng cho ban cơ bản và ban nâng cao năm 2014, tạo ra sự công bằng đối với thí sinh dự thi.

'Bắt mạch’ đề thi Toán THPT quốc gia 2015
Thí sinh làm bài thi đại học. Ảnh minh họa.

Các em chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết nhận dạng phương pháp làm một số bài toán và tính toán cơ bản có thể đạt khoảng 5 điểm. Những câu hỏi này thường không có tính đánh đố hay yêu cầu học sinh phải tư duy, sáng tạo ở mức độ cao.Trong đề thi đại học môn Toán các năm 2010 – 2014, các câu hỏi phân bổ ở mức độ dễ, trung bình, khó, đảm bảo đề thi vừa sức và vẫn phân loại được thí sinh. Học sinh có thể dễ lấy điểm ở những câu thuộc mức độ dễ, trung bình.

Câu hỏi nâng cao tương đối khó, đòi hỏi mức độ tư duy vận dụng cao. Để làm được bài, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh cần rèn luyện khả năng tư duy biến đổi, cũng như tích luỹ kinh nghiệm làm bài khi ôn tập.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014
NỘI DUNG KIẾN THỨC TỈ TRỌNG ĐIỂM

 

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
1. Hàm số:
– Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
– Các bài toán liên quan
(Ý a, b của Câu 1)
20% Nội dung kiến thức Hàm số được ra ở ý (a), (b) Câu 1 đề thi đại học các năm.

Qua các năm, câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2013, hai câu hỏi phần Hàm số ở mức độ dễ trung bình, đến năm 2014, cả hai ý (a) và (b) đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức và tính toán thành thạo.

» Đây là nội dung kiến thức dễ, cơ bản mà hầu hết mọi học sinh đều phải làm được nếu muốn xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào đại học (ít nhất là ý (a)).

2. Phương trình lượng giác 10% Nội dung kiến thức phần Phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏidễ.Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức“siêu dễ”.

» Với nội dung kiến thức này, học sinh chỉ cần nhớ, biết cách biến đổi và vận dụng các công thức lượng giác là có thể làm được.

3.Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình 10%(riêng năm 2010 chiếm 20%) Đề thi năm 2010 có một câu Bất phương trìnhvà một câu Hệ phương trình với tỉ lệ điểm chiếm20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn một câu Hệ phương trình với mức độ câu hỏikhóyêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao.

» Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.

4. Tích phân 10% Qua đề thi các năm, câu hỏi phần Tích phângiữ nguyên ở mức độ khó trung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thức Tích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phânvà cách vận dụng các kiến thức này.

» Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng lấy điểm.

5. Hình học không gian

– Thể tích

– Khoảng cách

Trong đề thi đại học môn Toán, phần Hình học không gian thường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏi trung bình, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn.

Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích.

Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mới có thể giải được.

» Cả hai phần kiến thức Thể tích và Khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian.

6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN 10%(riêng năm 2010 không có) Nội dung Bất đẳng thức, GTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT và BPT).

» Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu vận dụng cao rõ ràng nhất, là câu mà các trường tốp trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.

7.Hình học phẳng 10% Các câu hỏi Hình học phẳng mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi Hình học phẳng ở mức độkhó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao.

» Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.

8.Hình giải tích không gian 10% Nội dung Hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010 – 2014 nằm ở mức độ từ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mứcvừa phải và không quá sức.

» Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là có thể làm được.

9. Tổ hợp – Xác xuất – Nhị thức – Số phức 10% Nội dung kiến thức Tổ hợp – Xác suất – Nhị thức, Số phức là phần kiến thức dễ trong đề thi đại học các năm gần đây.

» Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.

Đề thi 2015 như thế nào?

Dựa trên những phân tích về “bản lề”, “bước thử” năm 2014, xu hướng ra đề thi trong năm 2015 đáp ứng những tiêu chí sau:

– Việc ra đề đảm bảo để học sinh đạt mức điểm trung bình. Điều này sẽ thể hiện rõ qua việc xu hướng các câu hỏi dễ tiếp tục tăng về chất và lượng. Các câu hỏi này được dùng để xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi quốc gia với mục đích xét tuyển tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Khảo sát hàm số, Lượng giác, Tích phân, Tổ hợp xác suất, Số phức, Hình học giải tích.

– Đề thi định hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng vào thực tiễn, các câu hỏi này chủ yếu thuộc phần Tích phân và Bất đẳng thức, có thể vận dụng để giải các bài toán trong đời sống thực tiễn.

– Đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó và cực khó để phân loại rõ ràng thí sinh. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí sinh vào giải quyết một vấn đề thay vì làm theo khuôn mẫu.

Trả lời trong chương trình trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ , ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT, cho biết, sẽ có hai nhóm câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia.

Một nhóm câu hỏi có yêu cầu tương tự đề thi tốt nghiệp THPT năm trước. Thí sinh chỉ dự thi để xét tốt nghiệp THPT chỉ cần đạt yêu cầu ở nhóm câu hỏi này.

Nhóm thứ hai là các câu hỏi có tính phân hóa cao hơn, dành cho đối tượng dự thi để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Cũng theo ông Nghĩa, Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa cho tất cả 8 môn thi để học sinh tham khảo, làm quen với cấu trúc đề thi năm nay.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article