24.4 C
Chư Sê
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Kỹ thuật chọn giống, làm đất và bón phân cho gừng trong bao

Must read

Trồng Gừng trong bao đang là mô hình hiệu quả và được đông đảo bà con trồng gừng trên cả nước áp dụng trong vụ mùa 2014 – 2015. Có một điều đặc biệt là năm nay rất nhiều hộ dân và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn mặc dù chưa có kinh nghiệm trồng gừng trong bao.

Kỹ thuật chọn giống, làm đất và bón phân cho cây gừng trong bao
Kỹ thuật chọn giống, làm đất và bón phân cho cây gừng trong bao
Gừng là một loại được dùng như một loại gia vị tươi hay chế biến thành nhiều loại bánh kẹo, mứt, rượu… Chính vì vậy ở nước ta gừng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Việc trồng gừng cũng là một trong những hoạt động sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Để tiết kiệm diện tích và tận dụng những khoảng đất trống, người dân đã áp dụng kỹ thuật trồng gừng trong bao.
Kỹ thuật trồng gừng trong bao như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Tận dụng những khoảng đất trong nhà như sân phơi, đất dưới tán cây ngay trong vườn và dụng cụ là những bao bì thải loại… rất nhiều hộ dân trên cả nước trong thời gian gần đây đã và đang thực hiện mô hình trồng gừng trong bao; và đã mở ra một cách làm mới, bước đầu tiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, những người chưa có kinh nghiệm trồng gừng cũng nên lưu ý một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc cây gừng. Chuse24h xin chia sẻ một số điểm cần lưu ý trước khi bắt đầu với mô hình mới này để tránh và hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho những người bắt đầu trồng gừng trong năm nay.
Chọn giống

Không riêng cây Gừng, nói chung trong trồng trọt, khâu chọn giống là bước quan trọng nhất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với gừng các giống được trồng nhiều hiện nay bao gồm: gừng Trâu, gừng Sẻ sau đó mới đến giống gừng địa phương là gừng Dé ( gừng ta).

Gừng làm giống nên chọn những củ gừng già, đủ 9 tháng tuổi trở lên là tốt nhất. Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng: Score, Phatox, Validacine… để phòng và diệt nấm bệnh. Riêng khâu chọn giống bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm lâu năm gắn bó với cây gừng mới có thể đạt được giống tốt. Nếu bạn không biết cách chọn lựa giống, tốt hơn hết hãy tìm một Công ty uy tín và mua giống để giảm thiểu rủi ro. Có nhiều người không coi trọng khâu chọn giống, kết quả cây gừng khi trồng có thể rất xanh tốt nhưng không có củ hoặc ngay khi trồng không thể lên mầm và thối dần.
Chuẩn bị đất
Với phương pháp trồng trong bao thì việc chọn đất cũng không khác so với trồng ngoài ruộng. Tuy nhiên cần lưu ý đất phải thật tươi xốp, và trước khi trồng phải tiến hành bón phân cho đất. Loại đất thích hợp với cây gừng thường có độ mùn cao, hút ẩm được. Riêng loại đất sét nặng, đất thịt thì cần lưu ý trộn thêm nhiều tro, trấu, mùn cưa hoặc các chất có khả năng làm hoai đất, tơi đất để củ gừng đẻ nhánh và phát triển mạnh. Công thức trộn đất chúng tôi sẽ giới thiệu ở lần khác.
Mật độ và kỹ thuật trồng
Khi trồng trên đất bạn hãy nhớ trồng theo hàng, thông thường gừng được trồng cách nhau 30 cm, hàng cách hàng 40cm đến 50 cm và đặt giống sâu khoảng 5 – 7 cm, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay. Với phương pháp trồng trong bao thì mật độ nên thưa hơn. Mỗi bao chỉ đặt 2 – 3 mầm gừng, ấn nhẹ và phủ lên một lớp đất dày 3 – 5 cm sau đó tưới nước nhẹ cho đất thấm và bám vào củ gừng giống. Tùy vào nhiệt độ, thời tiết của từng vùng, bạn có thể tưới nước cho cây gừng mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày/lần trong thời gian ban đầu.
Chăm sóc, bón phân
Việc chăm tức là cung cấp đủ lượng nước để cây phát triển và làm cỏ cho cây.
– Tưới nước: Ngày 2 lần cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh và ở vào một số thời điểm nhất định thì cần giảm nước tưới để tránh tối đa sự lây lan của dịch hại cho cây.
– Làm cỏ, vun gốc: Phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn cây trồng được 25 – 30 tuổi, để đạt hiệu quả cao nhất trong kỹ thuật trồng gừng trong bao là kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Các tháng sau đó, nếu có cỏ dại thì phải tiến hành làm sạch và không để gừng nhô ra khỏi mặt đất.
Lưu ý:Khi Gừng lên cao được 18 – 20 cm, ngọn gừng còn non, ngọt nên dễ bị sâu và côn trùng phá, bạn nên xịt thuốc gốc đồng định kỳ 7-10 ngày 1 lần, phun liên tục trong 2 tháng để phòng bệnh đối với gừng trâu. Gừng sẻ thì chỉ cần 2 lần
Bón phân
Yếu tố không thể thiếu cho nông nghiệp. Một hecta trồng gừng cần bón khoảng 10 – 15 tấn tro trấu mục, rơm mục, hoặc xác lá cây mục ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 1- 1,5 tấn vôi bột; 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm các lần bón, như sau:
– Đợt bón lót: Bón toàn bộ vôi và khoảng 1/5 lượng phân;
– Đợt bón thúc: được chia làm 4 đợt, với mỗi đợt 1/5 lượng phân
– Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;
– Đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;
– Đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;
– Đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.
Chúc bà con trồng gừng đạt hiệu quả cao
chuse24h
Rate this post
- Advertisement -

More articles

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -

Latest article