Đông y cho rằng mã đề có tính mát, vị ngọt, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang, tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ…
Mã đề còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thái, xa tiền, mã đề á; tên khoa học là Plantago major L., họ mã đề – Plantaginaceae.
Đây là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mã đề mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng. Hoa lưỡng tính mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Đông y cho rằng mã đề có tính mát, vị ngọt, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang, tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ…
Vài gợi ý về cách dùng mã đề trị bệnh:
– Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Thông lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 5 g, nước 600 ml, sắc trong 30 phút uống thay nước trong ngày.
– Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.
– Chữa chảy máu cam: Một nắm lá rau mã đề tươi rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, đắp bã mã đề lên trán, nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy. Uống chừng vài ngày sẽ khỏi.
– Chữa viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g; thương truật, phục linh, trạch tả mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng.