35.2 C
Chư Sê
Chủ Nhật, Tháng Tư 14, 2024

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Must read

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử
Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Chư Sê những ngày cuối tháng 3, cái nắng như đổ lửa vẫn hoành hành trên khắp vùng khiến hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, hàng trăm nghìn ha cây trồng chết cháy. Cả vùng đang “oằn” mình trong đại hạn lịch sử.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến lượng mưa tại các tỉnh Tây Nguyên đạt ở mức thấp nhất trong những năm gần đây, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm khiến các hồ đập thủy lợi trên địa bàn đều không tích đủ nước. Thêm vào đó, thời tiết nắng như đổ lửa kéo dài khiến các mạch nước ngầm cạn kiệt, hàng trăm hồ chứa nước cạn trơ đáy.

Các hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% so với dung tích thiết kế. Riêng Đăk Lăk có 250 hồ cạn nước, còn ở Đăk Nông, Kon Tum Gia Lai lần lượt là 17-40-5 hồ. Trong đó hồ Ea Hư (thuộc buôn Tah, xã Ea Đrơng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán đang diễn biến khốc liệt. Hàng trăm ha cà phê, hồ tiêu đang mòn mỏi “chờ nước”. Thậm chí, nhiều nơi người dân đành lòng phải chặt những cây hồ tiêu vì không có nước tưới. “Giờ nước sinh hoạt cho người còn phải tằn tiện lấy đâu ra nước tưới. Tiêu giúp mình làm giàu mấy năm nay giờ phải nhổ bỏ. Lâu lắm rồi làng này mới thấy hạn hán khốc liệt như năm nay”, ông Võ Lâm Ba huyện Chư Pưh chia sẻ.

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Không chỉ hồ chứa, tất cả giếng đào sâu 30-40 m cũng không có nước. “Mình đã đào 42 m, tạt ngang 3 m nữa nhưng cứ bơm chừng 10 phút là hết nước. Hiện không thể đào sâu thêm vì tiền công nhiều, lại gặp đá tảng”, Anh Hồ Duy Hoàng, chủ 3 hecta cà phê ở huyện Chư Sê cho hay.

Trong nhiều ngày qua, người dân tất bật, kéo ống “mót” những vũng nước còn lại để cứu cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước khiến hàng trăm nghìn ha cà phê ở Tây Nguyên queo quắt. Trong khi đó, hàng nghìn ha lúa trên các cánh đồng ở phía tây tỉnh Gia Lai cháy khô, đành phải bỏ đi làm nguồn thức ăn cho trâu bò.

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Bà Nguyễn Thị Nga ở huyện Chư Pưh có 5 sào cà phê nhưng phần lớn đã chết khô do 2 tháng nay do chỉ được tưới một lần.

Không chỉ vậy, tình trạng nước sinh hoạt cho người dân cũng đang trở thành vấn đề nan giải. Nhiều gia đình phải đi “cõng” hoặc mua nước về dùng. Ông Lê Lý (trú thôn 10, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, Lâm Đồng) than thở: “Đã hơn hai tháng nay, người dân ở khu vực thôn 10 không còn nước để uống rồi. Tổng cộng nhà tôi đã khoan 4 cái giếng, mất gần 60 triệu đồng nhưng không có nước. Hằng ngày, tôi phải đi từ 1 – 2km để xin nước. Nếu xin ít thì thôi, xin nhiều thì phải trả tiền điện, tiền nước cho người ta”.

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Dọc QL14, đoạn qua xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil, Đắk Nông), cảnh người dân địa phương mang can, thùng đi mua nước tấp nập với giá giá 8 nghìn đồng/ 1 can 30 lít, hoặc 60 – 80 nghìn đồng/m3. Trong khi đó, ở các bản đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, bà con phải vào các khe suối “cõng” nước về dùng.

Chư Sê chết khô trong đợt đại hạn lịch sử

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, hiện có hơn 30.000 người ở Tây Nguyên thiếu nước sinh hoạt. Tại xã Hbông, nơi đang hứng chịu hạn hán khốc liệt nhất của tỉnh Gia Lai, chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hàng nghìn thùng nước để giải “cơn khát” nước. Mỗi gia đình được hỗ trợ 3 thùng nước 20 lít nên có thể dùng tạm trong 10 ngày. Tuy nhiên, Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên dự báo, đợt hạn hán sẽ còn kéo dài và lên đỉnh điểm vào thời gian tới. “Mùa khô năm nay sẽ hạn gay gắt, khốc liệt nhất trong lịch sử Tây Nguyên”, ông Trần Trung Thành – Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Tây Nguyên cho biết.

Trong khi đó, tác giả Nguyên Ngọc cho rằng “Tình trạng làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên” khi rừng tự nhiên ở Tây Nguyên gần như hoàn toàn không còn, bị tàn phá kiệt quệ rất khó tái sinh, dù là rừng nhiệt đới. Chỉ có rừng tự nhiên, với hệ thực vật đa dạng, nhiều loại cây đan chen nhiều tầng, nhiều lớp thực vật … mới thật sự có tác dụng giữ nước, giữ độ ấm giàu có cho đất, và từ từ, kiên trì theo các mạch ngầm rỉ ra tiếp nước cho các dòng sông, cho các vùng đồng bằng hạ lưu… Trong khi đó, rừng Tây Nguyên bị tàn phá nghiêm trọng phục vụ các hoạt động kinh tế khai thác lấy gỗ tràn lan; lấy đất trồng cao su, trồng hồ tiêu, những giống cây không thể thay thế rừng giữ nước. “Rừng Tây Nguyên bị tàn phá đến kiệt quệ như hiện nay, theo nhiều chuyên gia, sẽ không biến thành sa mạc cát, như kểu Gobi hay Sahara, mà thành loại rừng gai lúp xúp. Chẳng lẽ chúng ta muốn để lại cho con cháu một cao nguyên toàn rừng gai lúp xúp!” – lời của tác giả.

Rate this post

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article